Friday, May 8, 2015

Các thức gửi hàng gom trong vận tải biển

Trong bài viết trước, tôi đề cập đến thuật ngữ vận chuyển hàng LCL trong vận tải biển. Hôm nay chúng ta làm quen với thuật ngữ mới đó là Hàng Gom hay Gom hàng.

Gom hàng là phương thức vận tải thông minh bằng cách kết hợp các kiện hàng nhỏ lẻ của một / các chủ hàng khác nhau để đóng chung vào một container để tiết kiệm chi phí cũng như tối ưu hóa hiệu suất chở hàng.

Tại sao lại có dịch vụ gom hàng? thật ra nó là kịch bản được xây dựng dưa trên thuật ngữ hàng LCL. Có LCL sẽ có thêm dịch vụ gom hàng để giúp các chủ hàng nhỏ lẻ có thể đi hàng chung với nhau chứ không thể vứt các lô hàng lẻ lung tung trên boong tàu từ cảng đi đến cảng đến. Vì như thế con tàu sẽ rất bừa bộn và hiệu suất vận chuyển không cao. thêm nữa là công bộc xếp từng kiện hàng nhỏ lẻ rồi xếp lên tàu sẽ là rất mất thời gian, có khi mất cả tuần.

Vậy cách thức hoạt động của việc gom hàng LCL như thế nào? chúng ta đọc tiếp nhé

Cách gom thứ 1: Nhiều chủ hàng 1 container.

Đầu tiên một đơn vị gọi là đại lý của hãng tàu (shipping agent) sẽ đứng ra nhận booking với các chủ hàng sau đó thuê kho CFS hoặc dùng chính kho CFS của họ để đóng hàng của các chủ hàng lại với nhau rồi sau đó là thủ tục đưa container vừa gom đó giao ra bãi container để cảng xếp lên tàu, và vận chuyển đi đến cảng đích tiếp theo. Trong chuyến hành trình của mình, tại các cảng trung chuyển như là Singapore hay Hồng Kông thì hàng có thể rút ra bớt để giao cho chủ hàng tại cảng trung chuyển hoặc chuyển sang một container khác để chuyển đến một cảng khác, Có thể lúc này sẽ có hàng mới đóng chung vào số hàng của những chủ hàng còn lại và tiếp tục hành trình của mình đến cảng đích.

Cách gom thứ 2: Một chủ hàng dùng riêng 1 hay nhiều container.


Cách này bạn sẽ không ngờ tới nếu mới bước vào ngành này. Bạn sẽ hỏi tại sao 1 chủ hàng đi riêng một container tại sao không gọi luôn là FCL mà lại gọi là hàng Consolidation (hàng gom)?

Sự thật được bật mí như sau: Bạn có nhiều nhà cung cấp ở nước ngoài, cung cấp nhiều mặc hàng riêng lẻ nhưng được dùng để sản xuất ra một sản phẩm chung nào đó, do có tính chất là chu kỳ sản xuất giống nhau, và các nhà cung cấp giao hàng trong một thời điểm. Lúc này để cho hàng hóa của bạn được an toàn hơn trong quá trình vận chuyển cũng như khai thác bạn có thể tập kết các lô hàng nhận được từ các nhà cung cấp khác nhau để đóng vào một container nào đó; có thể là 20FT hoặc 40FT tùy theo lượng hàng của bạn. Sau đó giao hàng cho hãng tàu rồi họ chở về cho công ty bạn ở Việt Nam. Đến Việt Nam ta làm thủ tục Hải quan cho từng lô hàng ứng với từng nhà cung cấp, sau đó ta kéo nguyên container hàng đó về công ty và dỡ hàng ra. Như vậy hàng của chúng ta sẽ đi từ A đến Z mà không phải chia sẻ với chủ hàng nào khác. rất an toàn và tiết kiệm chi phí đúng không nào?

Khi đọc xong bài này chúng ta thêm 1 kinh nghiệm để làm việc tốt hơn hoặc tự tin hơn một chút khi phỏng vấn xin việc đấy. Chúc bạn thành công


Vận chuyển hàng LCL

Chào các bạn, hôm nay mình chia sẻ với các bạn về phương thức vận tải biển LCL (Less Container Loading)

Hàng LCL là gì, đơn giản như nghĩa tiếng anh của nó là hàng không đầy công (container) hay còn gọi là công lẻ.

Tại sao lại không đi đầy container FCL mà lại dùng LCL. Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ phân tích các ưu điểm và nhược điểm của nó như sau:


Ưu điểm của vận chuyển hàng LCL:

- Ưu điểm đầu tiên phải nói là chi phí rẻ hơn nhiều so với hàng đầy công FCL. Ví dụ bạn mua hàng ở nước ngoài do tính chất hàng hóa có kích thước nhỏ ví dụ như ốc vít, bi, gioăng cao su, mỗi một pallet hàng có thể sử dụng cho sản xuất trong một tháng và chi phí vận chuyển (cước biển) chỉ bằng 1 phần 10 giá cước của 1 container 20FT. Vậy bạn phải mua gom hàng cho đủ container 20FT (10 pallets tiêu chuẩn) và sử dụng trong một tháng hay là chọn giải pháp khác đó là đi hàng lẻ LCL? Có lẽ bạn sẽ không làm theo phương pháp đó đâu nhỉ? không ai dại gì mà mua hàng một lần dùng để sản xuất trong 1 năm cả. (trừ 1 số trường hợp nhạy cảm khác có lẽ không nói ra ở đây)
- Ưu điểm thứ 2 là gì: Thủ tục mở tờ khai của nó rất đơn giãn, và nhanh. ở đây tôi lấy ví dụ là hàng xuất từ việt Nam ra nước ngoài. Khi bạn có nhu cầu muốn gửi hàng ra nước ngoài thì bạn chỉ cần liên hệ với hãng tàu hoặc forwarder của mình để đặt chỗ và nhận booking confirmation. Sau đó bạn có thể căn cứ vào ngày giờ tàu đi, bạn sắp xếp mở tờ khai và mang hàng xuống kho CFS là xong. Bạn không phải quan tâm đến tính chuẩn xác của số container, số seal của hãng tàu có được khai đúng trên tờ khai hay không.

Nhược điểm của vận chuyển hàng LCL:

- Thời gian từ lúc tàu đi cho đến khi bên kia nhận được hàng thì sẽ lâu hơn so với hàng FCL.
Ví dụ: bạn muốn chuyển hàng FCL từ INCHEON Hàn Quốc về nhà máy ở Việt Nam. thời gian vận chuyển trên biển (Transit Time) là khoảng 5~6 ngày  + 2 ngày khai thác hàng ở cảng, tổng cộng là 7~8 ngày là có thể lấy được hàng về nhà máy. Tuy nhiên hàng LCL thì ngoài thời gian vận chuyển trên biển như hàng FCL thì bạn cần chờ từ 3~5 ngày để khoa CFS khai thác và phân loại hàng của các chủ hàng thì sau đó bạn mới lấy hàng về được.
- Nhược điểm thứ 2: là tính an toàn đối với hàng hóa là không cao. hiện tại các doanh nghiệp rất đau đầu về vấn đề mất hàng cũng như hỏng hàng trong quá trình khai thác hàng ở kho CFS.

Từ những phân tích trên, bạn hẳn sẽ có quyết định chuyển hàng đi theo phương thức LCL hay FCL rồi nhỉ.

Chúc các bạn thành công với nghề Logistics nhé