Monday, March 24, 2014

Các loại vận đơn-Bill of Lading

Vận đơn là chứng từ giao nhận vận chuyển giữa các bên liên quan với nhau để đưa hàng hóa đến một địa điểm xác định trên hợp đồng vận chuyển
Căn cứ theo mối quan hệ giữa Hãng Tàu, Nhà vận chuyển và Chủ hàng thì ta có 2 loại vận đơn sau

1 - House Bill of Lading (HBL): Vận đơn này là chứng từ công ty làm dịch vụ forwarding xuất cho chủ hàng để chứng nhận rằng nhà vận chuyển đã nhận hàng của bên gửi hàng.

2- Master Bill of lading (MBL) : Vận đơn chủ (Công ty vận chuyển như Hãng hàng không, Hãng tàu xuất cho nhà vận chuyển ( forwarders), để chứng minh rằng hàng hóa đã được hãng vận chuyển tiếp nhận

Khi Forwarder nhận hàng, họ sẽ xuất chứng từ nhận hàng (HBL) cho shippers trên đó thể hiện lịch trình của chuyến hàng, các thông tin của hàng hóa như số hóa đơn thương mại, đồng thời hàng hóa sẽ được đặt chỗ trên tàu, máy bay của hãng vận chuyển, khi Forwarder giao hàng cho hãng vận chuyển thì họ sẽ nhận được MBL - lúc này Forwarder được xem như là Shipper (Chủ hàng tạm thời) của lô hàng đó.

Ta thấy quy trình như sau chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa như sau

Nơi đi: Người gửi hàng----- -> Nhà vận chuyển -------------> Hãng tàu
             Nhận HBL <------- Xuất HBL và nhận MBL <-----Xuất MBL
           
Mỗi công đoạn chuyển giao sẽ có chứng từ giao nhận giữa các bên, ở đây sẽ là HBL và MBL.

Nơi đến: Hãng tàu (Đại lý hãng tàu) -> Nhà vận chuyển -> Người nhận hàng.
               Phát hành D/O ----------------> Nhận D/O --------> Lấy hàng.

Khi hàng đến cảng đích thì người nhận hàng muốn lấy được hàng thì ngoài việc phải mở tờ khai hải quan, họ phải thông qua nhà vận chuyển để lấy Lệnh giao hàng giao hàng (Delivery Order (D/O)) ở hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu.

Phân loại các loại HBL.


- Nếu căn cứ vào quyền chuyển nhượng sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn thì vận đơn lại được chia thành 3 loại: vận đơn đích danh (straight bill of lading), vận đơn vô danh hay còn gọi là vận đơn xuất trình (bill of lading to bearer) và vận đơn theo lệnh (bill of lading to order of...).
Chúng ta thường gặp trường hợp này khi mua bán hàng phải mở LC

- Nếu căn cứ vào phê chú của thuyền trưởng trên vận đơn, người ta lại có vận đơn hoàn hảo (Clean bill of lading) và vận đơn không hoàn hảo (unclean of lading).

- Nếu căn cứ vào hành trình của hàng hoá thì vận đơn lại được chia thành: vận đơn đi thẳng (direct bill of lading), vận đơn chở suốt (through bill of lading) và vận đơn vận tải liên hợp hay vận đơn đa phương thức (combined transport bill of lading or multimodal transport bill of lading).

- Nếu căn cứ vào phương thức thuê tàu chuyên chở lại có vận đơn tàu chợ (liner bill of lading) và vận đơn tàu chuyến (voyage - Nếu căn cứ vào giá trị sử dụng và lưu thông ta có vận đơn gốc (original bill of lading) và vận đơn copy (copy of lading).

Ngoài ra còn có Surrendered B/L Seaway bill, Congen bill... Tuy nhiên theo Bộ luật hàng hải Việt nam vận đơn được ký phát dưới 3 dạng: vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn xuất trình.

Thông tin ghi trên vận đơn

Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tàu phát hành nên nội dung vận đơn cũng khác nhau. Vận đơn được in thành mẫu, thường gồm 2 mặt, có nội dung chủ yếu như sau:
* Mặt thứ nhất thường gồm những nội dung:
- Số vận đơn (number of bill of lading)
- Người gửi hàng (shipper)
- Người nhận hàng (consignee)
- Địa chỉ thông báo (notify address)
- Chủ tàu (shipowner)
- Cờ tàu (flag)
- Tên tàu (vessel hay name of ship)
- Cảng xếp hàng (port of loading)
- Cảng chuyển tải (via or transhipment port)
- Nơi giao hàng (place of delivery)
- Tên hàng (name of goods)
- Ký mã hiệu (marks and numbers)
- Cách đóng gói và mô tả hàng hoá (kind of packages and discriptions of goods)
- Số kiện (number of packages)
- Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (total weight or mesurement)
- Cước phí và chi chí (freight and charges): Cước trả trước (Prepaid) hoặc cước trả sau (Collect)
- Số bản vận đơn gốc (number of original bill of lading)
- Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue)
- Chữ ký của người vận tải (thườnglà master’s signature)

* Mặt thứ hai của vận đơn
Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó. Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở...
Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tàu tự ý quy định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

1 comment:

  1. Cho mình hỏi, khách hàng A đi trực tiếp qua hãng tàu, không thông qua Fowarder, vậy xin được hỏi
    1. Hãng tàu có trách nhiệm phải khai báo HQ HBL cho khách hàng A hay không?

    ReplyDelete

Thanks for comments on this blog, we will answer you as soon as possible