Saturday, March 29, 2014

Công văn 3161-Nhập dầu mỡ doanh nghiệp FDI

Tổng cục Hải quan ban hành Công văn 3161/TCHQ-GSQL ngày 27 tháng 3 năm 2014 về nhập khẩu dầu, mỡ bôi trơn thuộc nhóm mã hàng: 2710.19.43, 2710.19.44 để phục phục vụ sản xuất sản phẩm hữu hình của doanh nghiệp FDI

Dẫn quy định không được thực hiện quyền nhập khẩu dầu mỡ bôi trơn của doanh nghiệp FDI
Thông tu 34/2013/TT-BCT của bộ công thương có hiệu lực ngày 24 tháng 12 năm 2013, công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Doanh nghiệp FDI) tại Việt Nam trong đó quy định Doanh nghiệp FDI không có quyền phân phối "Dầu thô, dầu đã qua chế biến bao gồm dầu mỏ và các dầu thu được từ khoáng bitum."(Số thứ tự 4 Phụ lục số 03); Không được thực hiện quyền nhập khẩu đối với một số chủng loại thuộc nhóm hàng hóa "Dầu có nguồn góc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, trừ dầu thô; Các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này thành phần cơ bản của các chế phẩm đó; dầu thải" (Gọi chung là dầu, mỡ bôi trơn)

Phần lớn các doanh nghiệp FDI đầu tư vào việc nam chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp nặng, kỹ thuật cao; Ngành công nghiệp này đòi hỏi phải sử dụng các chất bảo trì, bảo dưỡng có nguồn gốc dầu mỏ như Mỡ nhờn có mã HS: 2710.19.43, 2710.19.44 để làm bôi trơn máy móc, hoặc sử dụng làm chất phụ trợ trong công đoạn sản xuất.

Việc không được quyền nhập khẩu các loại vật liệu nêu trên phần nào gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp FDI vì không thể hoặc chưa tìm ra nguồn cung cấp ở thị trường việt nam.

Ngày 27 tháng 3 năm 2014 Tổng cục hải quan ban hành công văn số 3161/TCHQ-GSHQ để gỡ nút thắt cho các doanh nghiệp với nội dung sau:
 Căn cứ vào quy định tại thông tư 04/2007/TT-BTM ngày 4/4/2007 của bộ Thương mại (Nay là Bộ Công Thương) và ý kiến của Bộ Công thương tại công văn số 1680/BCT-XNK ngày 6/3/2014 (gửi kèm theo), để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI khi nhập khẩu dầu,mỡ bôi trơn để vận hành, bảo dưỡng máy móc, thiết bị của chính doanh nghiệp phục vụ sản xuất sản phẩm hữu hình theo hoạt động sản xuất đầu tư, tránh trường hợp nhập khẩu phục vụ sản xuất nhưng có thể bán trên thị trường hoặc sử dụng vào mục đích khác, trong khi Bộ Công Thương chưa ban hành văn bản hướng dẫn chung việc nhập khẩu dầu, mỡ bôi trơn phù hợp với lộ trình đã công bố tại thông tư 34/2013/TT-BCT dẫn trên, Tổng cụ Hải quan hướng dẫn thủ tục hải quan khi nhập khẩu dầu, mỡ bôi trơn phục vụ sản xuất cho chính doanh nghiệp FDI như sau:

1. Hồ sơ nhập khẩu:
Ngoài hồ sơ hải quan theo quy định, hướng dẫn doanh nghiệp nộp, xuất trình thêm:
- Giấy phép đầu tư / Giấy chứng nhận đầu tư: Nộp 1 bản sau, xuất trình bản chính (Nộp lần đầu tiên khi nhập khẩu mặt hàng dầu, mỡ bôi trơn).
- Văn bản đề nghị nhập khẩu của doanh nghiệp. Trong đó, kê khai cụ thể tên hang, mã số HS, số lượng, mục đích sử dụng của từng mặt hàng; đồng thời cam kết tính xác thực và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp FDI về sử dụng dầu, mỡ bôi trơn nhập khẩu đúng mục đích, không sử dụng vào mục đích khác: Nộp 1 bản chính

2. Nhiệm vụ của Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận tờ khai nhập khẩu:
- kiểm tra, đối chiếu giữa bản sao và bản chính cảu Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư; Kiểm tra nội dung mục tiêu dự án đầu tư phải thể hiện sản xuất sản phẩm hữu hình;

- Kiểm tra sự phù hợp về chủng loại, số lượng dầu, mỡ bôi trơn nhập khẩu với mục đích sản xuất của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp nộp đủ các chứng từ nêu trên và xác định việc nhập khẩu dầu, mỡ bôi trơn phù hợp với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thì thực hiện tiếp các bước thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa theo quy định, không yêu cầu doanh nghiệp phải có công văn xác nhận của Bộ Công thương
Tông cục Hải quan hướng dẫn để Cục Hải quan các tỉnh thành phố được biết thực hiện./.
KT Tổng cục Trưởng
Phó Tổng cục Trưởng
Vũ Ngọc Anh
"
Như vậy trước khi có văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện thông tư 34/2013/TT-BCT thì các doanh nghiệp FDI có nhu cầu nhập khẩu dầu mỡ bôi trơn để vận hành máy móc, bảo trì bảo dưỡng trong quy trình sản xuất sản phẩm hữu hình thì vẫn được quyền nhập khẩu loại nguyên liệu này nếu nộp đủ hồ sơ theo quy định bên trên.

No comments:

Post a Comment

Thanks for comments on this blog, we will answer you as soon as possible