Tuesday, November 29, 2016

ý kiến trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp về thông tư 38-2015-BTC - Phần 22

TỔNG HỢP Ý KIẾN TRẢ LỜI CÁC KIẾN NGHỊ


CỦA DOANH NGHIỆP THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

1.2. Liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành, cơ quan khác:

5. Các vấn đề thuộc lĩnh vực Phân tích phân loại hàng hóa XNK (04 câu hỏi)

Về sự khác nhau giữa kết quả phân tích và kết quả giám định


Câu hỏi 1:

-

Doanh nghiệp không đồng ý với kết quả của Trung tâm
PTPL của cơ quan Hải quan. Kiến nghị trưng cầu giám định độc lập có kết quả khác
với kết quả của Trung tâm PTPL Hải quan,. DN đã gửi văn bản cho TCHQ để kiến
nghị xem xét. Theo DN, việc phân tích phân loại hàng hóa áp mã số hàng hóa khi
nhập khẩu đề nghị nhà nước giao cho một tổ chức kỹ thuật độc lập để tính minh
bạch, khách quan và công tâm. Còn nếu kết quả Trung tâm PTPL của hải quan khác
với kết quả trưng cầu giám định thì nên xem xét cái nào là cái đúng chứ không để
doanh nghiệp phải khó khăn trong việc xác định hàng hóa, mã số. Hạn chế việc lấy
mẫu phân tích khi đã có kết quả giám định

-


Doanh nghiệp đang gặp phải vướng mắc lớn là việc phân tích phân loại hàng
hóa tại TTPTPL HH XNK. Về việc phân loại tên hàng mã số, kết quả phân loại mặt
hàng đạt tiêu chuẩn sản xuất của 1 nhà sản xuất cho các kết quả khác nhau và
không đúng với kết quả trưng cầu giám định của tổ chức kỹ thuật độc lập. Đề nghị
cơ quan Hải quan cho biết cách thức xử lý sự khác nhau giữa kết quả của trung
tâm PTPL của Hải quan và tổ chức giám định độc lập.

Trả lời:
Công tác phân tích và phân loại hàng hóa XNK của cơ quan
Hải quan được thực hiện thống nhất và tuân thủ các Quy định của Chính phủ, Bộ
Tài chính và Tổng cục Hải quan, cụ thể là: Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Thông tư
14/2015/TT-BTC, Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Khoản 2 Điều 30, Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định: Trường
hợp cơ quan Hải quan không nhất trí với kết quả giám định do người hải quan cung
cấp, cơ quan Hải quan lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định và căn cứ vào kết quả
giám định này để quyết định việc thông quan. Nếu người hải quan không đồng ý với
kết luận kiểm tra của cơ quan Hải quan thì việc thực hiện khiếu nại hoặc khởi
kiện theo quy định của pháp luật.


Về thời gian phân tích

Câu hỏi 2:

-


Thời gian chờ đợi kết quả giám định hàng hóa quá lâu, trên 2 tháng.

- Theo quy
định mới thì kết quả phân tích, phân loại hàng hóa do Tổng cục Hải quan ban
hành. Tuy nhiên không có quy định về thời gian nhận trả kết quả nên dẫn đến kéo
dài thời gian. Kiến nghị: Quy định rõ thời gian trả kết quả phân tích, phân loại
trong vòng 15 ngày, áp
dụng thông báo qua hệ thống điện tử để giảm thời gian cho DN.

- Khai báo
hóa chất trong vòng 7 ngày mới có kết quả, cần rút ngắn thời gian có kết quả
khai báo hóa chất.

- Hàng hóa
qua khu vực giám sát về trụ sở công ty sau đó lấy mẫu đi phân
tích phân loại thời gian kéo dài quá lâu. Cần
rút ngắn thời gian phân tích hàng hóa.

-
DN gặp vướng
mắc về xác định mã số thuế hàng nhập khẩu (hạt nhựa). Thời gian chờ phân tích
hàng hóa của TT PTPL HH XNK chi nhành TP. HCM để xác định MST và kết luận của cơ
quan Hải quan là quá lâu (hơn 4 tháng) . Điều này dẫn đến DN sẽ bị thiệt hại do
phải đóng phạt chậm nộp thuế nếu kết quả xác định phân tích MST có thuế suất cao
hơn DN đã khai báo. Đề nghị rút ngắn thời gian xử lý những việc trên.


Trả lời:
Hiện nay việc ra thông báo kết quả phân loại hàng hóa XNK
phải qua 02 đơn vị nghiệp vụ thuộc Tổng cục Hải quan là Trung tâm PTPL HH (thực
hiện phân tích hàng hóa và đề xuất mã số hàng hóa), tiếp theo Cục Thuế XNK (căn
cứ kết quả phân tích, mã số đề xuất) tham mưu lãnh đạo TCHQ ký Thông báo kết quả
phân loại. Thời gian thực hiện từng đơn vị đã được quy định, tuy nhiên, vẫn có
một số trường hợp chậm ban hành kết quả dẫn đến khó khăn nêu trên cho DN.
Để khắc phục vấn đề này, trong thời gian tới, Bộ Tài
chính, Tổng cục Hải quan đã có chủ trương giao cho một đơn vị thực hiện việc
phân tích phân loại hàng hóa nhằm giảm tối đa thời gian ra Thông báo kết quả
phân loại.
Liên quan đến việc bị phạt chậm nộp thuế do chậm nhận được
thông báo kết quả phân loại và trường hợp kết quả phân loại có mã số khác mã
khai báo, Trung tâm đề nghị DN xem lại Điều 46 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định
về việc nộp thuế với hàng hóa phải phân tích, giám định. Theo đó:

“Nếu kết quả phân tích,
giám định hàng hóa khác so với nội dung khai của người nộp thuế, dẫn đến có thay
đổi về số tiền phải nộp thì sau khi có thông báo của cơ quan Hải quan về kết quả
phân tích, giám định, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin trên Hệ
thống, nộp thuế, không phải tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân
tích, giám định hoặc được hoàn trả lại số tiền thuế đã nộp (nếu có) theo quy
định của pháp luật.

Trường hợp người nộp thuế
không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế. Người nộp thuế
có trach nhiệm nộp đầy đủ số tiền thuế còn thiếu, tiền chậm nộp và tiền phạt
(nếu có) theo quy định.”
Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu và thực hiện, tránh trường
hợp phải nộp phạt do không nắm rõ các quy định hiện hành.


Về thủ tục lấy mẫu phân tích

Câu hỏi 3:


Nếu hàng hóa của doanh nghiệp phải phân tích phân loại thì hải quan có thể
làm việc đó trực tiếp tại Chi cục Hải quan. Vẫn có tình trạng cán bộ hải quan
đòi tiền doanh nghiệp mới thực hiện vấn đề này. Doanh nghiệp không đồng ý thì tự
lấy mẫu đi phân tích phân loại. Phí phân tích phân loại phải quy định rõ ràng,
tránh tình trạng cán bộ hải quan đòi tiền doanh nghiệp mới làm thủ tục này.


Trả lời:

Khoản 1 Điều 3 Thông tư 14/2015/TT-BTC quy định:

- Cơ quan Hải quan chỉ lấy mẫu để phân tích, phân loại hàng hóa khi cơ quan Hải
quan không đủ cơ sở để xác định tính chính xác việc phân loại hàng hóa của người
khai hải quan;
- Cơ quan Hải quan không thu phí khi thực hiện phân tích,
phân loại hàng hóa.



Câu hỏi 4:

Hàng hóa NK
phải mang đi phân tích, phân loại, kiểm hóa gặp rắc rối, tốn kém. Lý do: DN phải
mang nhiều mẫu hơn để đi phân tích, phân loại cho cùng 1 mặt hàng nhập khẩu. Cơ
quan Hải quan chỉ nên yêu cầu lấy số lượng mẫu phân tích vừa đủ để thực hiện.
Nên qui định rõ hơn số lượng mẫu cần lấy cho từng loại nhóm hàng NK để DN biết
rõ hơn và chuẩn bị đủ hàng hóa đảm bảo cho sản xuất & làm đủ thủ tục kiểm hóa,
phân tích.


Trả lời:
TCHQ hướng dẫn cách lấy mẫu, lượng mẫu, bao bì đựng mẫu
tại Quy chế phân tích kèm theo Quyết định 2131/QĐ-TCQH ngày 31/7/2015 (hướng dẫn
này đã được gửi cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để phổ biến tới
cộng đồng doanh nghiệp theo công văn số 6582/TCHQ-PTPL ngày 20/7/2015).
Người khai hải quan có thể lấy lại mẫu hàng hóa theo
quy định tại tiết c khoản 3 Điều 10 Thông tư 14/2015/TT-BTC.
Trong các trường hợp đặc biệt khác, đối với mặt hàng
mới, đặc thù, các đơn vị Hải quan địa phương sẽ chủ động phối hợp với các đơn vị
trong Trung tâm PTPL để thống nhất cách lẫy mẫu, số lượng, khối lượng cần thiết
để phân loại.

No comments:

Post a Comment

Thanks for comments on this blog, we will answer you as soon as possible