Saturday, November 26, 2016

ý kiến trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp về thông tư 38-2015-BTC - Phần 10

TỔNG HỢP Ý KIẾN TRẢ LỜI CÁC KIẾN NGHỊ


CỦA DOANH NGHIỆP THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

1. Các vấn đề thuộc lĩnh vực GSQL (98 câu hỏi)

1.1. Về thủ tục hải quan:

Câu hỏi 43: Về việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam: Theo Thông tư 38/2015, trước khi tiêu hủy, công ty phải có văn bản gửi Chi cục HQ nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Canon là tập đoàn lớn có nhiều chi nhánh hoạt động ở các tỉnh, thành phố khác nhau nên thực hiện thủ tục HQ NK tại các Chi cục HQ khác nhau. Tuy nhiên, cách thực hiện Thông tư của các Chi cục HQ không thống nhất. Hiện tại, Chi nhánh công ty tại các KCN Quế Võ và Tiên Sơn không được phép tiêu hủy hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, thiết bị… do Công ty không có giấy phép tiêu hủy của Sở TN & MT, mà không có văn bản luật nào của môi
trường yêu cầu phải có giấy phép trước khi sơ hủy, tiêu hủy tại công ty. Ngoài ra, hàng ngày công ty phát sinh chất thải phải tiêu hủy thì hàng ngày cũng phải gửi công văn thông báo tới Chi cục HQ nơi NK nguyên liệu thì sẽ làm tăng các thủ tục cho Công ty. Hiện tại, công ty có nhiều loại phế liệu sắt, thép như sau: Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim bằng thép không gỉ, phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim, phế liệu và mảnh vụn của thép không hợp kim, phế liệu và mảnh vụn khác nên đã gửi công văn xin thẩm định mã HS cho đúng với mặt hàng xuất bán của Công ty. Công ty đã nhận được công văn trả lời của Tổng cục về việc áp mã HS cho mặt hàng trên. Tuy nhiên, khi DN thu mua phế liệu thực hiện thủ tục NK thì HQ chi cục thực hiện thủ tục mở TK yêu cầu phân tích để xác định phế liệu sắt, thép. Như vậy với mỗi lô hàng xuất bán phế liệu Công ty lại phải mang mẫu đi phân tích trước khi mở tờ khai sẽ rất gây khó khăn cho Công ty. Mỗi ngày Công ty xuất bán khoảng 10.000kg sắt, thép phát sinh từ hoạt động sản xuất. Như vậy Công ty không có diện tích lưu kho cho phế liệu trong khoảng thời gian chờ kết quả phân tích.


Trả lời:
 - Công ty TNHH Canon Việt Nam là doanh nghiệp chế xuất, DN ưu tiên, theo đó thủ tục tiêu hủy
nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư 38/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính và khi tiêu hủy thì do Công ty là DN ưu tiên nên cơ quan Hải quan không thực hiện việc giám sát.
- Về vướng mắc lấy mẫu hàng hóa đi giám định: theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 14/2015/TT-BTC.





Câu hỏi 44:
Về việc theo dõi hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng
tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX. Công ty không rõ sẽ phải lập sổ theo dõi như thế nào khi hàng hóa mua về được tính bằng lô, xe cát, xe sỏi, cây sắt… nhưng khi đưa vào sử dụng sẽ thành bức tường hoặc nhà xưởng…Công ty sẽ phải lập chứng từ, sổ chi tiết theo mặt hàng nào? Với những nguyên liệu mua về dùng không hết sẽ theo dõi như thế nào?


Trả lời:
Căn cứ khoản 1 Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định “Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất (sau đây viết tắt là DNCX) phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:
a) Hàng hoá mua bán giữa các DNCX với nhau;
b) Hàng hoá là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX;
c) Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một DNCX, luân chuyển giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất;
d) Hàng hoá của các DNCX thuộc một tập đoàn hay Hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc;
đ) Hàng hoá đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: phân loại, đóng gói, đóng gói lạiTrường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu
trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hoá đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hoá.”
Như vậy việc lập và lưu giữ chứng từ, sổ chi tiết theo dõi hàng hóa trên đề nghị doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định về chế độ kế toán, kiểm toán, hiện nay là Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.



Câu hỏi 45:
Về việc tiêu hủy 1 phần TSCĐ: Do tình hình sản xuất thay đổi, Công ty chúng tôi đang có một
số TSCĐ không còn sử dụng được nữa. Những tài sản này một số đã được khấu hao hết và một số vẫn chưa được khấu hao hết. Để có thể tận dụng lại tài sản cho quá trình sản xuất, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao doanh thu cho công ty, chúng tôi muốn thanh lý hoặc tiêu hủy một phần những tài sản này, đồng thời đầu tư, nâng cấp, tái sử dụng lại một số bộ phận của những TSCĐ đó để trở thành công cụ hữu ích phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, đến nay chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn thủ tục HQ cho việc thanh lý, tiêu hủy 1 phần TSCĐ cũng như việc định giá, hạch toán kế toán phục vụ mục đích nêu trên.


Trả lời:
Về nội dung này, ngày 21/7/2015, Bộ Tài chính đã có công văn số 9898/BTC-TCDN hướng dẫn cụ thể. Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu để thực hiện.





Câu hỏi 46:
Đề nghị hướng dẫn cụ thể việc chuyển giao NPL thừa sau khi kết thúc hợp đồng.


Trả lời:

Việc xử lý
nguyên phụ liệu thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công được thực hiện theo quy định tại Điều 64, 69 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính, đề nghị DN nghiên cứu thực hiện.





Câu hỏi 47:

Chưa rõ cách thức thực hiện thanh khoản SXXK theo thông tư 38/TT-BTC/2015.


Trả lời:
Tại công
văn số 16120/BTC-TCHQ ngày 02/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện loại hình SXXK chưa phải thực hiện báo cáo quyết toán theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC; doanh nghiệp chỉ thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế đối với loại hình SXXK.





Câu hỏi 48:

Về hình thức XNK tại các công ty thuộc diện chế xuất (XNK tại chỗ hay XNK nội địa): Vì chỉ mang tính pháp lý thủ tục hành chính (xác định tỷ lệ nội địa hóa của DN, FDI chế xuất…), thực tế hàng hóa chỉ luân chuyển nội địa nên cần riêng một hình thức XNK cho loại hình này.


Trả lời:
Do doanh nghiệp phản ánh nội dung chưa rõ nên Tổng cục Hải quan không đủ cơ sở hướng dẫn
cụ thể.
Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/4/2015 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn mã loại hình XNk trên Hệ thống VNACCS thì:
- Trường hợp DNCX nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho mục đích tiêu dùng và phục vụ sinh hoạt tại DNCX: sử dụng mã loại hình A12.
- Trường hợp DNCX nhập khẩu nguyên liệu từ nội địa: sử dụng mã E15.
- Trường hợp DNCX xuất khẩu sản phẩm: sử dụng mã E42.



Câu hỏi 49:

Khi khai báo" Nguyên Phụ Liệu" của hàng nhập SXXK, không được tự động duyệt hoặc duyệt quá lâu, phải báo với cán bộ Chi cục biết để duyệt. Trong khi đó, DN phải chờ NPL được duyệt mới khai được định mức nên mất nhiều thời gian chờ đợi.


Trả lời:
Theo quy
định tại Luật hải quan năm 2014, Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính Phủ, Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính thì đã bỏ quy định khai báo nguyên phụ liệu đối với hàng gia công, SXXK đề nghị DN thực hiện theo quy định hiện hành. Trường hợp vẫn tồn tại việc khai báo danh mục nguyên liệu đề nghị DN cung cấp thông tin cụ thể để được giải quyết.



Câu hỏi 50:

Việc đăng kí định mức tiêu hao trên 1 đơn vị sản phẩm xuất khẩu còn nhiều thủ tục, gây mất nhiều thời gian cho DN. Bản thân công ty đang là DN SXXK, có rất nhiều mã sản phẩm xuất khẩu phải đăng kí trong khi chuẩn bị thủ tục đăng kí cần rất nhiều giấy tờ.


Trả lời:
Căn cứ
khoản 1 Điều 55 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định “Định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan Hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư.”, theo đó doanh nghiệp không phải đăng ký định mức với cơ quan Hải quan mà chỉ lưu giữ và xuất trình khi cơ quan Hải quan yêu cầu.





Câu hỏi 51:
Công ty chúng tôi làm hàng gia công may mặc. Trong quá trình khai chứng từ nhập, công ty nhập nhiều loại mặt hàng nguyên phụ liệu khác nhau. Khi khai trên hệ thống, các thông tin nhập trên máy thì đầy đủ các tiêu chí, nhưng khi tờ khai được duyệt và phân luồng để in ra chứng từ lưu thì các mặt hàng này thể hiện từng tờ riêng biệt trên từng phụ lục, rất tốn kém giấy.


Trả lời:
Theo thiết kế của hệ thống VNACCS mỗi một dòng hàng được thể hiện trên một trang giấy khi in. Tuy nhiên, tại khoản 9 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về việc sử dụng tờ khai hải quan điện tử “Tờ khai hải quan điện tử có giá trị sử dụng trong việc thực hiện các thủ tục về thuế, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thủ tục thanh toán qua Ngân hàng và các thủ tục hành chính khác; chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan sử dụng tờ khai hải quan điện tử phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu người khai hải quan cung cấp tờ khai hải quan giấy”, như vậy về cơ bản doanh nghiệp không phải in tờ khai hải quan giấy.





Câu hỏi 52:
Xin hỏi, có phải những tờ khai NSX - xuất SX khi thanh khoản thì vẫn làm theo mẫu 15/BCQT-NVL/GSQT trong Thông tư 38 không? Công ty đã thực hiện nghĩa vụ về thuế NK và thuế GTGT thì có nhất thiết cuối năm nộp báo cáo quyết toán không hay DN tự quyết định thời gian làm báo cáo quyết toán?


Trả lời:
Theo quy định tại Luật hải quan năm 2014, Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính Phủ, Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính thì không còn quy định về thủ tục thanh khoản với hàng gia công, SXXK. Đồng thời, tại công văn số 16120/BTC-TCHQ ngày 02/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện loại hình SXXK chưa phải thực hiện báo cáo quyết toán theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC; doanh nghiệp chỉ thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế đối với loại hình SXXK.

No comments:

Post a Comment

Thanks for comments on this blog, we will answer you as soon as possible