Saturday, November 26, 2016

ý kiến trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp về thông tư 38-2015-BTC - Phần 13

TỔNG HỢP Ý KIẾN TRẢ LỜI CÁC KIẾN NGHỊ


CỦA DOANH NGHIỆP THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

1.2. Liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành, cơ quan khác:


Câu hỏi 74:
Thời gian, chi phí liên quan thủ tục kiểm tra chuyên ngành

Luật HQ yêu cầu kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đối với mặt hàng ngô giống, nếu đạt kết quả mới được thông quan. Tuy nhiên để có kết quả chất lượng thì mất thời gian 7-10 ngày, như vậy hàng hóa để tại cảng dễ bị ảnh hưởng về chất lượng.

- Luật của các Bộ, ngành liên quan chồng chéo, hay thay đổi; thời gian làm các thủ tục liên quan đến các Bộ, ngành khác (như kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn, đăng ký kiểm dịch…) rất mất thời gian, tốn kém cho DN.

- Thời hạn nộp trả kết quả kiểm tra chất lượng trong vòng 30 ngày là ít, DN không kịp thực hiện đăng kiểm và nộp trả kết quả. DN chúng tôi nhập khẩu máy xây dựng chủ yếu vận chuyển bằng containers, khi về Việt Nam thời gian lắp ráp mất khá nhiều thời gian, nếu như hàng về nhiều và dồn dập một thời điểm thì rất dễ bị chậm nộp kết quả.

-
Thời gian kiểm định chất lượng hàng nhập khẩu theo quy định của nhà nước mất 2 - 4 tuần (mặt hàng thép, dây thép), ảnh hưởng lớn đến việc thông quan, chi phí lưu bãi, lưu container.

- Lô hàng là thiết bị điện tử viễn thông phải xin phép của Cục Viễn Thông, Cục Tần số mất rất nhiều thời gian (khoảng 15 ngày) mới tiếp tục làm thủ tục nhập khẩu được nên DN phải chịu phí lưu kho trước khi thông quan

-
Trường hợp nhập khẩu lần đầu để xin công bố y tế mà thời gian xin công bố y tế rất chậm. Quy định 30 ngày phải có chứng thư khó thực hiện được.

- Thời hạn nộp giấy kiểm tra chất lượng 1 tháng là không phù hợp đối với hàng hóa mang về
bảo quản.


Trả lời:
Theo quy định tại khoản 6 Điều 32 Thông tư số 32/2015/TT-BTC, người khai hải quan có trách nhiệm nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản trừ trường hợp việc kiểm tra kéo dài theo xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành. Do vậy, trường hợp quá 30 ngày mà người khai hải quan chưa thể nộp được kết quả kiểm tra chuyên ngành thì phải nộp cho cơ quan Hải quan xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành về việc kéo dài thời gian kiểm tra. Đối với hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng, người khai hải quan được đưa hàng về bảo quản tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan; địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc kho, bãi của người khai hải quan. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định cho đưa hàng về bảo quản căn cứ theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành hoặc văn bản đề nghị đưa hàng về bảo quản của người khai hải quan (theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC).
- Hiện tại, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đang trình Chính phủ Đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác kiểm tra chuyên ngành. Theo đó, yêu cầu các Bộ, ngành rà soát, hoàn chỉnh lại các văn bản QPPL theo hướng thuận lợi hóa, giảm thời gian kiểm tra, thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp.
- Ngày 19/10/2015, Bộ Tài chính đã có công văn số 14603/TCHQ-GSQL gửi Bộ Công thương kiến nghị nội dung này, theo đó, xem xét sửa đổi Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN theo hướng giảm Danh mục mặt hàng thép phải kiểm tra chất lượng, giám định; miễn kiểm tra các mặt hàng thép đã có chứng chỉ giám định tại nước xuất khẩu.
- Đối với mặt hàng điện tử viễn thông, Tổng cục Hải quan ghi nhận phản ánh vướng mắc của doanh nghiệp để trao đổi với Cục Viễn thông
- Bộ Thông tin và Truyền thông.



Câu hỏi 75:

DN phải chi những chi phí không chính thức quá cao và không hợp lý để xin được xác nhận báo cáo tình hình sử dụng giấy phép do Bộ Công thương cấp tại cơ quan HQ cửa khẩu nhập.

- Đăng ký khai báo hóa chất quá lâu, nếu chi tiền nhiều thì được cấp nhanh, chi tiền ít thì 5 ngày mới có.

-


Thông tư 44/2014 áp dụng đối với các DN nhập khẩu thép còn chưa cụ thể, gây khó khăn, tốn kém cho DN trong việc kiểm tra hàng hóa.


Trả lời:
Đề nghị Doanh nghiệp kiến nghị với Bộ Công thương về những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục và kiến nghị Bộ Công thương để có hướng dẫn xử lý.



Câu hỏi 76:
Những chất không cần giấy kiểm tra chất lượng, cơ quan nhà nước có liên quan nên gửi công
văn cho cơ quan HQ biết vì một chất lần nào DN nhập về cũng phải đi đăng ký kiểm tra nhà nước, nhưng cơ quan kiểm tra trả lời không cần kiểm tra chất lượng.


Trả lời:
Theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng quản lý công bố Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra việc bảo đảm chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan và thống nhất với Bộ Tài chính về mã số HS để công bố mã số HS của hàng hóa theo mã số HS trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Do vậy, doanh nghiệp cần đối chiếu cụ thể mã số HS của hàng hóa nhập khẩu với Danh mục do các Bộ, ngành ban hành để thực hiện.





Câu hỏi 78:
Ở cửa khẩu Bờ Y, Kon Tum, thu phí bến bãi = 3% * đơn giá (gỗ)* khối lượng, trong khi các cửa khẩu khác chỉ vài trăm nghìn.


Trả lời:
Việc thu phí bến bãi của đơn vị kinh doanh kho bãi được UBND tỉnh, thành phố quy định căn cứ theo quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá và Thông tư liên tịch số 125/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 15/10/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Tổng cục Hải quan không quy định việc thu phí bến bãi.



Câu hỏi 79:
Cùng là một hàng, cùng một hợp đồng nhưng mỗi lần xuất khẩu lại phải một lần thực hiện VILAS


Trả lời:
Doanh nghiệp chưa nêu cụ thể mặt hàng nên Tổng cục Hải quan không đủ căn cứ để hướng dẫn. Tuy nhiên, nếu mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp là khoáng sản (cần có chứng nhận VILAS), theo quy định tại Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 24/12/2012 và công văn số 5334/BCT-CNNg ngày 19/6/2013 của Bộ Công thương, mỗi lô hàng xuất khẩu khoáng sản tại mỗi thời điểm khác nhau thì doanh nghiệp phải xuất trình một phiếu VILAS cho lô hàng đó.





Câu hỏi 80:
Thủ tục kiểm dịch thực vật

DN bắt buộc phải nộp giấy đăng ký kiểm dịch thực vật khi kiểm tra hồ sơ xuất khẩu nông sản, nếu không có không được thông quan và sẽ bị rớt tàu nhất là vào các ngày thứ bảy, chủ nhật và nghỉ lễ.

- Đối với hàng quá cảnh, DN vẫn phải xin giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với cả những mặt hàng không quy định phải xin giấy phép.

- DN nhập dầu thầu dầu dùng để sản xuất sơn có cần phải kiểm tra thực vật không?

-
Đối với các lô hàng nhập khẩu có dùng vật liệu chèn bằng gỗ hoặc đóng gói bằng kiện gỗ, phải có chứng nhận kiểm dịch thực vật. Khi làm hồ sơ kiểm dịch thực vật thì yêu cầu chứng nhận kiểm dịch thực vật gốc từ đâu xuất. Việc này gây chậm trễ, kéo dài khâu chuẩn bị hồ sơ khai HQ của DN.

- Theo quy định mới của HQ, các sản phẩm được chế biến từ thực vật của công ty chúng tôi phải đăng ký kiểm dịch thực vật và đính kèm file đã đăng ký kiểm dịch lúc mở tờ khai, cơ quan HQ mới tiến hành thủ tục thông quan hàng hóa. Sau 10 ngày mở tờ khai phải nộp chứng thư kiểm dịch cho cơ quan HQ. Chúng tôi đề nghị cho nộp cơ quan HQ chứng thư kiểm dịch trong vòng 15 ngày kể từ khi mở tờ khai.

- Việc yêu cầu phải có kiểm định đối với mặt hàng tinh bột sắn theo Thông tư 30 là không phù hợp. Cán bộ kiểm định thực vật thu phí ngoài của DN 14.000d/tấn là nhiều và không đúng quy định. HQ thu phí 20.000đ/tấn cũng không đúng quy định.


-
Tại sao hàng hóa là gỗ do nhà trồng (gỗ quế) của DN chúng tôi lại phải kiểm
dịch thực vật?


Trả lời:
Ngày
01/10/2015, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 8960/TCHQ-VP hướng dẫn thủ tục hải quan liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phải kiểm dịch, theo đó, cơ quan Hải quan không yêu cầu doanh nghiệp phải nộp Giấy đăng ký kiểm dịch hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch trong quá trình làm thủ tục.
Đối với hàng nhập khẩu phải kiểm dịch: theo quy định tại công văn số 1950/BVTV-KD ngày 29/9/2015 của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ vật thể phải nộp Giấy đăng ký kiểm dịch
thực vật vào bộ hồ sơ lô hàng nhập khẩu để đăng ký làm thủ tục hải quan. Sau khi có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, cơ quan Hải quan sẽ thông quan cho lô hàng nhập khẩu.
-
Thủ tục hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được thực hiện căn cứ vào cơ sở pháp luật sau: Hiệp định song phương giữa Chính phủ Việt Nam và các nước có hàng hóa quá cảnh qua Việt Nam (Trung Quốc, Lào, Campuchia); Luật Hải quan 2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; Luật Thương mại 2005, Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
- Căn cứ quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặt hàng “dầu thầu dầu” không thuộc danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; mặt hàng
tinh bột có nguồn gốc thực vật phải kiểm dịch thực vật. Về nội dung phí thu ngoài, đề nghị doanh nghiệp phản ánh rõ vụ việc để Tổng cục Hải quan có cơ sở xử lý.
- Về hồ sơ kiểm dịch thực vật: được quy định tại Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Danh mục hàng hóa phải kiểm dịch thực vật quy định tại thông tư
30/2014/

TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014. Đề nghị doanh nghiệp liên hệ, phản ánh với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn.

No comments:

Post a Comment

Thanks for comments on this blog, we will answer you as soon as possible