Tuesday, November 29, 2016

ý kiến trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp về thông tư 38-2015-BTC - Phần 25


TỔNG HỢP Ý KIẾN TRẢ LỜI CÁC KIẾN NGHỊ


CỦA DOANH NGHIỆP THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

1.2. Liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành, cơ quan khác:
 8. Các vấn đề thuộc lĩnh
vực Tổ chức cán bộ (05 câu hỏi)

Về việc nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực

Câu hỏi 1:

-

Nhiều công chức hải quan còn yếu về nghiệp vụ về
thông tin kiến thức pháp luật. Cần nâng cao trình độ đội ngũ công chức hải quan
cũng như ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để đưa các quy trình và thủ tục
hải quan đến với các doanh nghiệp nhanh chóng và hiệu quả hơn.

- Một số
cán bộ hải quan và cán bộ cấp cao (Đội trưởng, Đội phó, CC Trưởng, CC phó) có
trình độ chuyên môn thấp và thậm chí rất thấp, không nắm rõ luật nên không thể
giải thích các vấn đề mà doanh nghiệp mong được giải thích. Cần nâng cao và cập
nhật kịp thời nghiệp vụ cho cán bộ hải quan;

-


Cán bộ hải
quan cần nâng cao khả năng tiếng Anh.

-

Kiểm tra thực tế hàng hóa: Hải quan cần có đội ngũ
công chức có chuyên môn cao, nắm rõ thủ tục và quy trình kiểm tra thực tế hàng
hóa cũng như thể hiện thái độ đúng mực, có đạo đức với doanh nghiệp.

Trả lời:
Liên
quan đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong thời qua, Tổng cục Hải
quan đã triển khai một số nội dung sau:
-
Tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành Hải
quan, qua đó xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch triển khai đào tạo, bồi
dưỡng, công chức có chuyên môn nghiệp vụ cao, bước đầu hướng đến chuyên nghiệp,
có tinh thần phục vụ văn minh lịch sự, có kỷ cương, kỷ luật, trung thực. Trên cơ
sở đó, hàng năm, Tổng cục Hải quan ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán
bộ công chức, viên chức hải quan;
-
Việc xây dựng giáo trình, tài liệu gắn chặt với công tác nghiệp vụ thực tế đã
được giao cho các đơn vị nghiệp vụ soạn thảo kết hợp với tham khảo các giáo
trình đào tạo về hải quan hiện đại; Thực hiện chuẩn hóa giáo trình, nội dung đào
tạo theo từng chức danh, từng lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức đào tạo
theo chức danh đã chuẩn hóa đúng với nội dung, giáo trình đã chuẩn hóa;
- Tổ
chức thường xuyên các khóa đào tạo tại cơ quan Tổng cục và các Cục Hải quan địa
phương cho nhiều loại đối tượng CBCC nhằm cập nhật nâng cao kiến thức pháp luật
về hải quan, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức chuyên sâu cũng như
các kiến thức bổ trợ khác;
- Tổ
chức các khóa đào tạo, nâng cao khả năng tiếng Anh và tin học cho đội ngũ lãnh
đạo và công chức toàn Ngành.
Với
những hoạt động như trên, về cơ bản, có thể nói năng lực, trình độ đội ngũ CBCC
hải quan có khả năng đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ cũng như khả năng ứng dụng CNTT
hiện đại. Bên cạnh đó, công tác luân chuyển, điều động cán bộ thường xuyên được
thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo việc công chức yếu về nghiệp vụ và thiếu
thông tin, kiến thức pháp luật sẽ không được đảm nhận các vị trí quan trọng
trong dây chuyền thủ tục hải quan.




Về việc doanh nghiệp phải nộp chi phí
không chính thức

Câu hỏi 2:



- Nhiều cán
bộ hải quan luôn ăn tiền hối lộ. Đề nghị lắp đặt camera và có hình phạt, kỷ luật
đích đáng với cán bộ nhận hối lộ;

-


Vẫn còn tình
trạng cán bộ HQ hạch sách những nhiễu DN, DN vẫn chịu những khoản chi phí ngoài
quy định. Đề nghị cơ quan Hải quan tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra cán
bộ HQ;

- Cần nâng
cao trách nhiệm và đạo đức của công chức cán bộ Hải quan. Trong thực tế, doanh
nghiệp vẫn e sợ thủ tục hải quan do công chức cán bộ hải quan có thể viện lý do
quá tải, giải quyết hồ sơ tồn đọng trước đó v.v…mà làm chậm hồ sơ của mình hoặc
hay bắt lỗi nhỏ nhặt của doanh nghiệp để làm khó, nên doanh nghiệp phải tự mình
bồi dưỡng cho công chức cán bộ hải quan. Nếu không có khoản này, công chức hải
quan còn nhắc khéo doanh nghiệp. Cần ngăn chặn triệt để việc tiếp xúc trực tiếp
giữa công chức cán bộ HQ và người làm thủ tục XNK của doanh nghiệp;

- Doanh
nghiệp không chi trả chi phí ngoài quy định cho công chức HQ thường gặp rất
nhiều khó khăn trong quá trình thông quan cho hàng hóa bị kiểm tra thực tế. Yêu
cầu chỉnh đốn lại đội ngũ công chức HQ để có thể chấp nhận việc DN không chi trả
chi phí ngoài quy định là một xu thế tất yếu để đất nước phát triển;

- Tất cả các
bộ hồ sơ khai hải quan mỗi lần tiếp nhận hồ sơ đều phải chi tiền cho công chức
tiếp nhận. Doanh nghiệp làm đúng thủ tục nhưng vẫn phải chi tiền như luật bất
thành văn;

- Hải quan
cửa khẩu luôn gây khó dễ khi DN muốn chuyển cảng hoặc chuyển cửa khẩu hàng hóa
đến cảng nội địa, mục đích là muốn nhận tiền hối lộ của DN và muốn DN phải nộp
thuế tại cửa khẩu đó. Đề nghị ban hành chính sách nghiêm cấm hải quan sách nhiễu
khi DN chuyển cảng.

-


Chúng tôi đi
nhận hàng, cứ mỗi container phải nộp phí ngoài từ 100.000-200.000đ. Nếu không
nộp chúng tôi sẽ bị gây khó. Tổng cục Hải quan nên cử cán bộ
đi thực tế ở các nơi làm thủ tục hải quan để
xác minh với tư cách là DN thì mới hiểu được.

Trả lời:
Ngày
23/7/2015, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn 6721/TCHQ-TCCB yêu cầu Cục
trưởng các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
-
Nghiêm cấm công chức tại các Chi cục Hải quan yêu cầu doanh nghiệp nộp chi phí
ngoài quy định khi làm thủ tục ở các khâu nghiệp vụ hải quan;
- Chủ
đông, tăng cường tự kiểm tra, giám sát đột xuất để phát hiện, ngăn chặn, chấn
chỉnh, xử lý kịp thời, nghiêm khắc đối với công chức vi phạm;
-
Tăng cường công tác quản lý, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp,
nhất là tại các Chi cục Hải quan. Trong thời gian tới, nếu Chi cục nào không có
chuyển biến, tiếp tục bị phản ánh về tình trạng công chức phiền hà, sách nhiễu,
ép doanh nghiệp nộp chi phí ngoài quy định thì điều chuyển Chi cục trưởng.
- Năm
2015, Tổng cục Hải quan đã thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm chỉ huy trực
tuyến hải quan, hoạt động của Trung tâm là kiểm tra, giám sát việc giải quyết
thủ tục hải quan đối với toàn bộ tờ khai hàng hóa XNK trên phạm vi cả nước qua
hệ thống VNACCS/VCIS. Tại trung tâm, lãnh đạo Tổng cục Hải quan có thể giám sát
được toàn bộ việc tiếp nhận, thời gian giải quyết thủ tục hải quan đối với các
tờ khai hàng hóa XNK;
-
Ngành Hải quan kiên quyết xử lý, nghiêm minh (đến mức buộc thôi việc) các trường
hợp vi phạm, công khai kết quả xử lý kể cả cán bộ lãnh đạo liên quan đến trách
nhiệm quản lý để xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong đơn vị, lĩnh vực do mình quản
lý, phụ trách theo quy định. Năm 2015, ngành Hải quan đã xử lý kỷ luật buộc thôi
việc 01 công chức về tội nhận hối lộ và xử lý trách nhiệm lãnh đạo Đội, Chi cục
có liên quan.


Câu hỏi 3:
Về thái độ của công chức hải quan
khi tiếp xúc với DN

- Khâu tiếp nhận hồ sơ nên chọn những cán bộ có trình độ, trung thực, nhanh
nhẹn, hoạt bát, năng động và nói không với việc nhũng nhiễu doanh nghiệp. Liên
tục kiểm tra, đào tạo và giáo dục cán bộ hải quan đúng chuẩn mực theo nội quy
Ngành.

- Cán bộ hải
quan có người hướng dẫn tận tình, cụ thể, tuy nhiên có cán bộ hướng dẫn không
nhiệt tình, không cụ thể. Đề nghị cán bộ hải quan hướng dẫn doanh nghiệp tận
tình hơn.

-


Hải quan đôi
khi thờ ơ, vô cảm với khó khăn tổn thất của DN khi thông quan hàng hóa chậm bị
thiệt hại do phạt chậm xếp dỡ, lưu kho, thanh toán tiền. HQ nên là đối tác để
thấy những khó khăn tổn thất mà DN phải chịu để DN nhận được hỗ trợ khẩn trương
và cần thiết.

- Mối quan hệ
hợp tác, giúp đỡ DN, mọi thủ tục hải quan cần được nâng cao hơn. Thực hiện
nghiêm túc quy định coi “Doanh nghiệp là khách hàng”.

Trả lời:
Ngành
Hải quan đã xây dựng các vấn bản quy định và thường xuyên tổ chức quán triệt,
giáo dục nhận thức, nâng cao phẩm chất đạo đức, kiến thức pháp luật cho CBCC hải
quan về công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng, cam kết không gây phiền hà,
tiêu cực, tham nhũng, giữ gìn danh dự, uy tính của cá nhân, của ngành Hải quan.
Cụ thể:
- Ban
hành “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng” của Hải quan Việt Nam theo Quyết định
225/QĐ-TCHQ ngày 9/2/2011 (đã sửa đổi một số nội dung bằng Quyết định
952/QĐ-TCHQ ngày 03/4/2015) với phương châm hành động “Chuyên nghiệp - Minh bạch
- Hiệu quả”, trong đó có cam kết của Hải quan Việt Nam về thời hạn giải quyết
công việc ở từng khâu nghiệp vụ và mong đợi từ phía khách hàng trong việc tuân
thủ pháp luật, đóng góp ý kiến để cơ quan Hải quan nâng cao chất lượng phục vụ;
- Ban
hành Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người hợp đồng lao động ngành Hải
quan kèm theo Quyết định 557/QĐ-TCHQ ngày 18/12/2013, trong đó có quy định về
chuẩn mực ứng xử với doanh nghiệp: Không trì hoãn, chậm trễ, gây khó khăn, phiền
hà trong giải quyết công việc, không nhận tiền, tài sản, lợi ích bất hợp pháp từ
phía doanh nghiệp dưới mọi hình thức (thay thế Quy tắc ứng xử của CBCC, VC ngày
24/12/2007.

No comments:

Post a Comment

Thanks for comments on this blog, we will answer you as soon as possible