Tuesday, November 29, 2016

ý kiến trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp về thông tư 38-2015-BTC - Phần 21

TỔNG HỢP Ý KIẾN TRẢ LỜI CÁC KIẾN NGHỊ


CỦA DOANH NGHIỆP THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

1.2. Liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành, cơ quan khác:
 
4. Các vấn đề thuộc lĩnh vực Quản lý rủi ro (07 câu
hỏi)



Câu hỏi 1:

Mặt hàng cần tinh luyện doanh nghiệp nhập
thường xuyên về để sản xuất hàng xuất khẩu. Quản lý rủi ro chọn đây là mặt hàng
kiểm tra luồng đỏ, phải bị kiểm tra 100% cho tất cả các lô hàng. Việc quản lý
rủi ro theo mặt hàng mà điển hình là hàng SXXK của doanh nghiệp như vậy là không
thích hợp, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Nếu có thể, cơ quan Hải quan nên giảm
tần suất kiểm tra, chứ như bây giờ kiểm tra tất cả lô hàng, cứ mặt hàng này là
bị kiểm tra thì không thích hợp.

Trả lời:
Do DN không nêu rõ mặt hàng tinh
luyện là mặt hàng gì nên Tổng cục Hải quan không có cơ sở để trả lời chính xác
vướng mắc của DN. Tuy nhiên, cơ quan Hải quan đánh giá rủi ro, phân luồng kiểm
tra đối với các lô hàng XNK được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16,
các Điều 17, 31, 32, 33 của Luật Hải quan năm 2014, khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi,
bổ sung Luật Quản lý thuế và Điều 10 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của
Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan, thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK. Đề nghị DN
tham khảo quy định trên trong quá trình thực hiện.






Câu hỏi 2:

Doanh nghiệp
luôn thực hiện theo các quy định của nhà nước đã ban hành, từ
khi bắt đầu thành lập DN chưa vi phạm các quy định của nhà nước về luật
thuế và luật Hải Quan, nhưng DN khi thực hiện TTHC mở tờ khai quan luôn bị phân
luồng Đỏ nên việc thông quan hàng hóa rất mất nhiều thời gian của DN. Cơ quan HQ
cần xem xét những DN thực hiện tốt để có chính sách ưu tiên

Trả lời:
Do DN không nêu rõ danh tính nên
Tổng cục Hải quan không có cơ sở để trả lời chính xác vướng mắc của DN. Tuy
nhiên, cơ quan Hải quan áp dụng QLRR trong kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra
sau thông quan và các biện pháp nghiệp vụ khác dựa trên việc tổng hợp, xử lý các
kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ
rủi ro quy định tại Điều 17 Luật Hải quan, Điều 13 Nghị định 08/NĐ-CP ngày
21/01/2015 của Chính phủ, Điều 10 Thông tư 38/2015/TT-BYC ngày 25/3/2015 của Bộ
Tài chính.

Đề nghị DN tham khảo quy
định trên trong quá trình thực hiện.






Câu hỏi 3:


Chúng tôi đề nghị Hải quan nếu phân luồng đỏ thì
phải tự chịu chi trả mọi chi phí phát sinh khi bốc dỡ hàng hóa, mất mát hư hỏng
hàng hóa nếu như doanh nghiệp không có sai phạm gì. Hải quan rất hay lạm quyền
khi phân luồng mặc dù chúng tôi không sai phạm gì sau khi kiểm hóa 100% hàng hóa
trong 3 tháng liên tục. Hải quan phải trả toàn bộ chi phí liên quan nếu không
phát hiện sai phạm. Hải quan phải gửi công văn thông báo thông báo nêu rõ lý do
chuyển luồng đỏ kiểm tra thực tế đến DN.

Trả lời:
Điều 16 Luật Hải quan năm 2014 quy
định về nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát như sau:
Hàng hóa, phương tiện vận tải được làm thủ
tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan. Việc kiểm tra, giám sát hải
quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
Khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan năm
2014 quy định: Người khai hải quan phải có
nghĩa vụ thực hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan Hải quan, công chức hải
quan trong việc thực hiện các công việc liên quan để công chức hải quan kiểm tra
thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
Đề nghị DN căn cứ các quy định
trên để thực hiện.



Câu hỏi 4:
Công ty chúng tôi là một doanh nghiệp thương mại
chấp hành tốt pháp luật về hải quan. Từ ngày thành lập đến nay chưa từng bị cơ
quan HQ xử phạt VPHC,  cơ quan thuế cũng
chưa bao giờ xử phạt về hành vi gian lận thuế. Tuy nhiên, thực hiện công văn
12A85/BTC-TCT ngày 18/09/2013 và công văn 10024/BTC-TCT ngày 22/7/2014, hàng hóa
của DN phải kiểm tra 100% tất cả các lô hàng. Vì vậy, DN tốn kém rất nhiều thời
gian và chi phí. Nếu thực hiện đúng quy định của Luật Hải quan 2014, Nghị định
08/2015/NĐ-CP và Thông tư 38/2015/T-BTC ngày 25/03/2015 thì hàng hóa của DN cần
phải được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro, không phải kiểm hóa 100% tất
cả lô hàng.

Trả lời:
Tổng cục Hải quan đang báo cáo Bộ
Tài chính xem xét điều chỉnh trên cơ sở yêu cầu quản lý hải quan trong từng thời
kỳ.






Câu hỏi 5:
Hay xảy ra trường hợp yêu cầu bẻ luồng của can  bộ hải quan khi không quen biết.

Trả lời:
Đề nghị DN nêu rõ trường hợp cụ thể  để Tổng cục Hải quan có cơ sở kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 23 Thông  tư 38/2015/TT-BTC quy định: Trong quá  trình kiểm tra hải quan, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan,  pháp luật thuế, công chức hải quan có trách nhiệm báo cáo, đề xuất Chi cục  trưởng Chi cục hải quan quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra phù hợp.






Câu hỏi 6:
Thời gian gần đây, DN khai tờ khai không được  phân vào luồng xanh. Theo giải trình của cán bộ Hải quan thì do chè là hàng xuất  khẩu có điều kiện. Vậy là quá trình thủ tục lại vẫn như cũ, những cải tiến,
thuận lợi của Hải quan trong thời gian gần đây DN không đem lại lợi cho DN mà  còn khó khăn hơn.

Trả lời:
                                                             
Điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư 38/2015/TT-BTC  quy định: Việc kiểm tra hàng hóa thuộc  diện quản lý chuyên ngành được thực hiện theo quy định quản lý chuyên ngành.
Chè là mặt hàng thuộc danh mục vật thể phải  kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu theo quy định tài Điều 31 Luật Bảo vệ kiểm  dịch thực vật năm 2013. Cơ quan Hải quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát hải  quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá  rủi ro và yêu cầu quản lý hải quan trong từng thời kỳ.




Câu hỏi 7:

DN bị kiểm  tra thực tế hàng hóa 100% đối với mặt hàng là phân bón xuất khẩu (luồng đỏ). Đề  nghị khi bị phân luồng đỏ, chỉ thực hiện kiểm tra với tỷ lệ 5% hoặc 10%.

Trả lời:
Điều 29 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định: Đối với hàng xuất khẩu, nhập  khẩu phải kiểm tra thực tế, Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi tiếp nhận, xử lý  hồ sơ hải quan căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định này và thông tin  liên quan đến hàng hóa để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hang  hóa.
Mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa:
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực  hiện cho đến khi đủ cơ sở xác định tính hợp pháp, phù hợp của toàn bộ lô hang  với hồ sơ hải quan.

No comments:

Post a Comment

Thanks for comments on this blog, we will answer you as soon as possible