Tuesday, November 29, 2016

ý kiến trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp về thông tư 38-2015-BTC - Phần 17

TỔNG HỢP Ý KIẾN TRẢ LỜI CÁC KIẾN NGHỊ


CỦA DOANH NGHIỆP THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

1.2. Liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành, cơ quan khác:

2. Các vấn đề thuộc lĩnh vực Thuế xuất nhập khẩu (55 câu hỏi)

Về lệ phí hải quan


Câu hỏi 11:

Sau khi hoàn tất các thủ tục nộp
thuế, đóng lệ phí các khâu làm thủ tục hải quan, cơ quan, công ty vẫn bị lưu nợ
lệ phí hải quan. Kiến nghị cơ quan HQ cần minh bạch trong thủ tục nộp lệ phí Hải
quan.

Trả lời:
Thông tư số 126/2014/TT-BTC ngày
28/8/2015 của Bộ Tài chính quy định rõ một số thủ tục về kê khai, thu nộp thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, bao gồm cả khoản lệ phí hải quan.





Câu hỏi 12:
Đề xuất cho nộp lệ phí hải quan theo
quý; bán thẻ trừ lùi; tiến tới bỏ lệ phí hải quan vì chỉ có 20.000 đồng tiền lệ
phí hải quan nhưng lệ phí để chuyển khoản qua ngân hàng là 22.000 đồng.

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 45 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính:

“Người khai hải quan nộp tiền lệ phí hải quan bằng chuyển khoản theo tháng bằng
phương thức điện tử hoặc bằng tiền mặt. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ
chức thực hiện việc thu lệ phí hải quan điện tử qua ngân hàng thương mại hoặc tổ
chức được cơ quan Hải quan ủy nhiệm thu.”

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp thường xuyên làm thủ tục Hải quan có thể nộp lệ
phí theo tháng như đã nêu trên.

 

Về biểu thuế XNK


Câu hỏi 13:

Biểu thuế XNK thay đổi và không được
cập nhật trên sách biểu thuế, gây bất tiện cho việc tra cứu các mục hàng. Biểu
thuế còn nhiều tóm tắt, chưa liệt kê rõ các mặt hàng, cũng như chưa nói rõ trong
trường hợp nào thì áp dụng mã nào. Nên giải thích rõ các mặt hàng là gì trong
các mục ghi loại khác, ban hành các tài liệu cập nhật về biểu thuế XNK, phát
hành file biểu thuế XNK dưới định dạng excel và đăng tải trên trang web của
TCHQ, để DN dễ dàng tải về.

Trả lời:

Các Biểu thuế khi ban hành đều được
đưa lên trang web của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan. Trên trang web của Tổng
cục Hải quan cũng có phần tra cứu thuế suất thuế nhập khẩu, nội dung này cũng
được Tổng cục Hải quan cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi. Mặt khác, Vụ Vụ
Chính sách thuế là đơn vị chủ trì xây dựng Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi đề nghị chuyển kiến nghị đến Vụ Chính sách thuế




Câu hỏi 14:


Nguyên liệu Levofloxacin
hemihydrate bản chất là nhóm kháng sinh (mới) theo tiêu chuẩn dược điển, Hải
quan không đồng ý tại công văn 695/TCHQ-TXNK ngày 27/01/2015. Hải quan cần phân
tích phân loại và giải thích cho DN rõ lý do không được đưa vào nhóm kháng sinh.

Trả lời:
Căn cứ Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam và Biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi thì nội dung nhóm 29.41 và nhóm 29.34 quy định như sau:
+ Nhóm 29.34 bao gồm “Các axit nucleic và muối của chúng;
đã hoặc chưa xác định về mặt hoá học; hợp chất dị vòng khác.”
+ Nhóm 29.41 bao gồm “Kháng sinh”
Theo hoạt tính sinh học của Levofloxacin thì Levofloxacin
là chất kháng sinh có hoạt phổ rộng với các loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương
với nồng độ thấp. Nội dung nhóm 29.41 định danh “Kháng sinh” nên phân loại vào
mã 2941.90.00.
Tuy nhiên, về cấu trúc hóa học: Levofloxacin là hợp chất
dị vòng đã ngưng tụ có chứa các dị tố nitơ, oxy đồng thời là dẫn xuất của hợp
chất Quinolone.
Theo Chú giải chi tiết HS 2012 nhóm 29.41 thì:
Nhóm này cũng bao gồm các thuốc kháng sinh biến đổi hóa
học được sử dụng tương tự. Những kháng sinh này có thể được điều chế bằng cách
cô lập các thành phần từ sự phát triển tự nhiên của vi sinh vật và sau đó biến
đổi cấu trúc bằng phản ứng hóa học hoặc bằng cách cộng thêm vào nhánh phụ để tạo
ghép những nhóm phân tử mong muốn vào phân tử chất kháng sinh, bằng quá trình xử
lý tế bào(penicillin bán tổng hợp); hoặc bằng
quá trình tổng hợp sinh học (ví dụ, penicillin tử các amino axit được chọn).
Các kháng sinh tự nhiên được tái tổng hợp lại (ví dụ,
cloramphenicol) cũng được phân loại vào nhóm này, chúng là những sản phẩm tổng
hợp có liên quan đến kháng sinh tự nhiên và có công dụng tương tự (ví dụ,
thiamphenicol).
Nhóm này không bao gồm:
(c) Các dẫn xuất của axit quinolinecarboxylic, nitrofuran,
sulphonamit và các hợp chất hữu cơ đã xác định về mặt hóa học khác của các nhóm
đầu của Chương này có đặc tính chống vi khuẩn.
Như vậy, Levofloxacin không có cấu trúc hóa học giống với
kháng sinh thu được từ công nghệ sinh học và là dẫn xuất của hợp chất Quinolone
nên Levofloxacin bị loại trừ khỏi nhóm 29.41.
Mặt khác, tham khảo phân loại của Hải quan Mỹ và Hải quan
EU: phân loại Levofloxacin dạng nguyên liệu vào mã số 2934.99.
Do vậy, mặt hàng Levofloxacin là hợp chất dị vòng đã ngưng
tụ có chứa các dị tố nitơ, oxy nên được phân loại vào nhóm 29.34 “Các axit
nucleic và muối của chúng; đã hoặc chưa xác định về mặt hoá học; hợp chất dị
vòng khác”, mã số 2934.99.90 “- - - Loại khác”.

 

Về việc áp mã số hàng hóa


Câu hỏi 15:


Tổng cục HQ áp mã HS mặt
hàng cao su tổng hợp SBR vào nhóm 4005 là không hợp lý, không đúng với chú giải
5A chương 40, không phù hợp với công ước quốc tế về hệ thống mã HS. Đồng thời
phá vỡ các hiệp ước thương mại giữa VN và các nước vì các nước áp mã hàng hóa
cho cao su SBR là 4002. Yêu cầu tuân thủ công ước HS áp mã HS cho mặt hàng cao
su tổng hợp SBR là 4002 thay cho 4005 theo công văn số 3179/BCT-HC ngày
01/04/2015 về việc áp mã HS mặt hàng cao su tổng hợp SBR không truy thu thuế cho
mặt hàng trên.

Trả lời:

- Ngày 11/6/2015, Bộ Tài chính có công văn số 7744/BTC-TCHQ hướng dẫn phân loại
mặt hàng cao su tổng hợp SBR 1502, SBR 1712, SBR 1723, SBR 9540; theo đó
mặt hàng cao su có kết quả phân tích là hỗn hợp cao su styrene-butadiene,
axit béo, rosin và dầu khoáng thuộc nhóm 40.02.

 - Đối với các mặt hàng cao su tổng hợp
ngoài mặt hàng cao su đã có hướng dẫn nêu trên, hiện tại Tổng cục Hải quan đang
đề nghị Bộ, cơ quan chuyên ngành xác định vai trò của thành phần rosin, axit béo
và các dẫn xuất của chúng trong quá trình sản xuất cao su là chất nhũ hóa hay
chất hóa dẻo để có cơ sở phân loai hàng hóa.

 


Câu hỏi 16:

Việc phân loại và áp mã HS cho hàng
hóa xuất nhập khẩu khá phức tạp và không chính xác. Đề nghị sử dụng hệ thống
phân loại điện tử hoặc thành lập một bộ phận giải đáp trực tuyến để DN dễ dàng
tra cứu và hỏi đáp.

Trả lời:
Tổng cục Hải quan ghi nhận để nghiên
cứu cách hỗ trợ DN.

 


Câu hỏi 17:
Nhiều mặt hàng cán bộ hải quan tự
đặt ra tên rồi áp thuế nên DN không biết kê khai thế náo cho đúng mà phải phụ
thuộc vào cán bộ hải quan.

Trả lời:
Theo Điều 26 Luật Hải
quan, Điều 16 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 và Điều 4 Thông tư số
14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 thì phân loại hàng hóa là việc căn cứ vào đặc
điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng, quy cách đóng gói và
các thuộc tính khác của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Việc phân loại hàng hóa
hoàn toàn phải tuân thủ theo Hệ thống hài hòa mô tả hàng hóa của Tổ chức Hải
quan thế giới, Danh mục hài hòa thuế quan ASEAN và Danh mục hàng hóa xuất khẩu
nhập khẩu Việt Nam và áp dụng 6 quy tắc tổng quát của Tổ chức hải quan thế giới.
Căn cứ Điều 7, Điều 8 Luật
Quản lý thuế thì người nộp thuế có nghĩa vụ kê khai thuế chính xác, trung thực
và đầy đủ, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy
đủ của hồ sơ thuế. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm hướng dẫn pháp luật về
thuế.

 


Câu hỏi 18:

Về việc áp mã thuế nhập khẩu cho sản
phẩm thiết bị điện công nghiệp: Cán bộ Hải Quan cần phải lắng nghe ý kiến của DN
về việc giải trình áp mã thuế, vì DN họ hiểu về chất liệu cũng như công dụng của
sản phẩm tốt hơn công chức hải quan.

Trả lời:

Tổng cục Hải quan ghi nhận phản ánh
của DN.

 


Câu hỏi 19:

Các Chi cục cần thống nhất mã HS
code, cùng một mặt hàng mà mỗi một nơi đôi
khi áp một mã riêng rất khó khăn cho DN, không biết đâu là đúng đâu là sai.


Trả lời:

Tổng cục Hải quan ghi
nhận ý kiến đóng góp của DN.

No comments:

Post a Comment

Thanks for comments on this blog, we will answer you as soon as possible