Tuesday, November 29, 2016

ý kiến trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp về thông tư 38-2015-BTC - Phần 19

TỔNG HỢP Ý KIẾN TRẢ LỜI CÁC KIẾN NGHỊ


CỦA DOANH NGHIỆP THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

1.2. Liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành, cơ quan khác:

Về ân hạn thuế


Câu hỏi 26:
Kiến nghị cho phép ân hạn thuế NK đối
với các DN mới thành lập.

Trả lời:
Theo quy định tại Điều 42
Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật
số 21/2012/QH13; Điều 42 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài
chính thì một trong các điều kiện để người nộp thuế được áp dụng thời hạn nộp
thuế 275 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng
xuất khẩu là:
“a.2) Có hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất 02 năm liên tục tính đến ngày đăng ký tờ
khai hải quan cho lô hàng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa
xuất khẩu…”.
Đề nghị doanh nghiệp
nghiên cứu thực hiện theo quy định.

 

Về việc xét miễn, giảm, hoàn thuế, ưu đãi thuế

Hoàn thuế

Câu hỏi 27:


Thủ tục hoàn thuế, miễn
thuế nhiêu khê, mất thời gian. Đề nghị các bộ, ngành phối hợp để ban hành thống
nhất, đồng bộ và rõ ràng các thủ tục cũng như thời gian phê duyệt.

Trả lời:
Từ ngày 1/4/2015 theo quy định tại Thông tư số
38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Để cải cách thủ tục hành chính,
tăng tính chủ động, tự giác tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, đồng thời theo
quy định của Luật HQ mới và các văn bản hướng dẫn Luật, doanh nghiệp không phải
thông báo Danh mục nguyên liệu, vật tư NK để SXXK; Định mức tiêu hao NLVT; Danh
mục sản phẩm XK theo các mẫu biểu quy định cho cơ quan HQ, không phải thực hiện
quyết toán/thanh khoản trên hệ thống của cơ quan Hải quan. Doanh nghiệp tự theo
dõi, quản lý việc sử dụng NLVT NK, định mức sản xuất thực tế, lượng sản phẩm XK
để tự hạch toán, tính toán số tiền thuế đề nghị hoàn, tự thống kê số tờ khai XK,
NK liên quan đến đề nghị hoàn thuế và lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế, không thu
thuế.
 Thông tư số
38/2015/TT-BTC quy định về hồ sơ hoàn thuế chỉ còn công văn đề nghị hoàn thuế
trong đó khai báo các thông tin liên quan đến kết quả tính toán số tiền thuế đề
nghị hoàn như: số tờ khai NK, số tờ khai XK, số tiền thuế đã nộp, số tiền thuế
đề nghị hoàn, số chứng từ thanh toán; các thông tin làm cơ sở tính toán số tiền
thuế đề nghị hoàn là thực tế phát sinh tại doanh nghiệp thì được lưu tại doanh
nghiệp. Thông tư số 38/2015/TT-BTC không quy định phải nộp các mẫu biểu kèm theo
hồ sơ hoàn thuế như trước đây. Trường hợp trên thực tế nếu phát sinh nhiều tờ
khai NK, XK, nhiều chứng từ thanh toán trong 01 hồ sơ hoàn thuế thì doanh nghiệp
có thể tự trình bày trong bảng phụ lục đính kèm công văn đề nghị hoàn thuế.
 Để hỗ trợ doanh
nghiệp, hiện nay TCHQ đang triển khai xây dựng hệ thống hoàn thuế điện tử hướng
đến mục tiêu tạo thuận lợi và đảm bảo hiệu quả quản lý trong công tác hoàn thuế.




Câu hỏi 28:


Khi nộp bộ hồ sơ hoàn
thuế không thu đối với hàng hóa NK để sản xuất hàng XK, DN phải kê số chứng từ
thanh toán, làm tăng chi phí, tốn nhân lực,tốn thời gian của DN...Kiến nghị
không phải nộp chứng từ thanh toán khi nộp bộ hồ sơ hoàn thuế không thu đối với
hàng hóa NK để sản xuất hàng XK.

Trả lời:
Theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 41 Nghị định số
83/2013/ND-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ thì: Người nộp thuế còn nợ chứng từ
thanh toán qua ngân hàng tại thời điểm đề nghị cơ quan Hải quan hoàn thuế thì
thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế.
 Theo quy định tại
điểm c khoản 5 Điều 129 Thông tư số 38/2015/TTBTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài
chính thì một trong những điều kiện để phân loại hồ sơ thuộc diện hoàn thuế,
không thu thuế trước kiểm tra sau là: Thực hiện thanh toán qua ngân hàng (nêu rõ
tên ngân hàng, số tài khoản giao dịch trong công văn đề nghị hoàn thuế).
 Theo quy định tại
Điều 119 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì trong
công văn đề nghị hoàn thuế phải nêu rõ số chứng từ thanh toán đối với trường hợp
đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
 Đối chiếu quy định
nêu trên, trường hợp khi nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế doanh nghiệp chỉ
phải nêu rõ số chứng từ thanh toán đối với trường hợp đã thực hiện thanh toán
qua ngân hàng. Trường hợp không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ quan
Hải quan thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế không thu thuế sau.




Câu hỏi 29:


Thủ tục để hoàn trả tiền thuế VAT nộp nhầm không đồng nhất giữa các chi
Cục Hải quan. Đề nghị ra văn bản cụ thể. thống nhất về thủ tục hoàn thuế VAT do
DN chuyển sai.

Trả lời:
Thủ tục hoàn trả tiền thuế GTGT hàng nhập khâu nộp nhầm,
nộp thừa được quy định cụ thể tại Điều 49, Điều 132 Thông tư số 38/2015/TT-BTC
ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Tất cả các Chi cục Hải quan phải thực hiện
thống nhất theo quy định tại văn bản nêu trên.




Câu hỏi 30:


DN bị yêu cầu giấy nộp
tiền gốc trong khi Hải quan có thể tự kiểm tra trên hệ thống.

Trả lời:
Hồ sơ hoàn thuế được quy định rõ tại
Mục 4 Chương VII Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính,
theo đó, hồ sơ hoàn thuế không bao gồm bản chính Giấy nộp tiền vào KBNN. Đề nghị
DN liên hệ với cơ quan Hải quan nơi hoàn thuế để được giải quyết.




Câu hỏi 31:


Đề nghị hướng dẫn cụ thể
về thủ tục hoàn thuế không thu đối với hàng NK sản xuất hàng XK và báo cáo quyết
toán nguyên liệu vật tư nhập khẩu.

Trả lời:
- Về hồ sơ hoàn thuế đối với nguyên
liệu, vật tư NK để sản xuất hàng xuất khẩu:
Hồ sơ hoàn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập
khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được quy định tại Điều 119 Thông tư số
38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
 - Về hồ sơ không thu thuế:

 Hồ sơ không thu thuế thực hiện theo quy
định tại Điều 128 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

Thủ tục nộp, tiếp nhận và xử lý xét hoàn thuế, không thu thuế thực hiện theo
quy định tại Điều 129 Thông tư số
38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

 - Báo cáo quyết toán nguyên liệu vật tư
nhập khẩu: Bộ Tài chính đã có công văn số 16120/BTC-TCHQ ngày 02/11/2015 bỏ quy
định về việc doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo quyết toán đối với cơ quan Hải
quan.

 


Câu hỏi 32:

Thủ tục hoàn thuế cho hàng xuất trả nguyên liệu vật liệu
dùng thừa: Khi nào cần phiếu kiểm tra chất lượng, số lượng của bên thứ 3 như
Vinacontrol?.


Trả lời:

Các trường hợp hoàn thuế được quy định cụ thể tại Điều 114 Thông tư số
38/2015/TT- BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Đề nghị Công ty nghiên cứu quy
định trên để thực hiện. Các trường hợp phải kiểm tra số lượng, chất lượng thực
hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày
25/3/2015 của Bộ Tài chính.

Trường hợp phát sinh vướng mắc, công ty liên hệ cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục
hải quan để được hướng dẫn cụ thể.





Câu hỏi 33:

DN nhập khẩu phụ tùng để làm hàng hóa
bảo hành cho sản phẩm DN tự sản xuất xuất khẩu, theo quy định tại điều 114 thông
tư 38/2015/TT-BTC thì DN được hoàn thuế cho loại hàng hóa này. Vậy để được hoàn
thuế DN cần nhập khẩu xuất khẩu, quy định trên chứng từ thế nào để được hoàn.

Trả lời:
Theo khoản 8 Điều 114 Thông tư số
38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì hàng hoá nhập khẩu nhưng phải
tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái
xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra
nước ngoài; trừ trường hợp xuất vào Khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương
mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của
Bộ Tài chính) được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng
hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu. Hồ sơ hoàn thuế thực
hiện theo quy định tại Điều 122 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ
Tài chính.

 


Câu hỏi 34:
DN nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ
liệu để sản xuất, bán trong nước theo loại hình A41, A12, nhưng không tìm được
đối tác và sử dụng để sản xuất xuất khẩu. Theo quy định tại điều 114, thông tư
38/2015/TT-BTC, thuế nhập khẩu cho nguyên phụ liệu này được hoàn với điều kiện
"thời hạn tối đa cho phép là 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa
nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đến ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất
khẩu sản phẩm cuối cùng có sử dụng nguyên liệu, vật tư của tờ khai hải quan nhập
khẩu đề nghị hoàn thuế? Như vậy tờ khai nhập khẩu này được hoàn nhiều lần cho
nhiều lần xuất khẩu sử dụng nguyên phụ liệu của tờ khai hay chỉ được hoàn 1 lần?
Hiện tại DN không thông báo định mức thì thủ tục hoàn ra sao?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 5 Điều 114 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì: Hàng hóa nhập
khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài hoặc
xuất vào khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm
thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu đổi với hàng hóa xuất khẩu có
đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu.

Theo quy định tại Điều 119 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì: trong công văn yêu
cầu hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
phải nêu rõ: Số tờ khai hàng hóa nhập khẩu đề nghị hoàn thuế: tên hàng, số thứ
tự dòng hàng, số lượng hàng hóa trên tờ khai hải quan (đối với trường hợp đề
nghị hoàn thuế một phần của tờ khai hải quan)...

Theo đó, một tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất xuất khẩu có thể
được hoàn nhiều lần cho nhiều lần xuất khẩu sử dụng nguyên phụ liệu của tờ khai
nhập khẩu với điều kiện đáp ứng quy định về thủ tục và hồ sơ hoàn thuế quy định
tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

 


Câu hỏi 35:

Thủ tục xét hoàn thuế GTGT chưa được
thực hiện tại chi cục HQ.
Trả lời:
Để xử lý vướng mắc trong việc hoàn
thuế GTGT đối với hàng hóa XNK, Bộ Tài chính đã có công văn số 18304/BTC-TCHQ
ngày 16/12/2014 hướng dẫn đối với trường hợp nộp nhầm, nộp thừa thuế GTGT nếu cơ
quan thuế chưa hoàn, chưa khấu trừ thì cơ quan Hải quan hoàn trả cho doanh
nghiệp.

 


Câu hỏi 36:

Thủ tục hoàn thuế cũng đã
được cải tiến theo thông tư 38,nhưng hiện nay chi cục vẫn thực hiện theo Thông
tư 128 cũ. Đề nghị Tổng cục hướng dẫn các Chi Cục thực hiện theo đúng Thông tư.

Trả lời:
Căn cứ Điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số
17/2008/QH12 quy định về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật thì:
“1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm
bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi
xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có
hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy
định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao
hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng
một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy
định của văn bản được ban hành sau.
4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không
quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với
hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.”
Căn cứ quy định nêu trên, thủ tục hoàn thuế thực hiện theo
Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 nêu tờ khai phát sinh tại thời điểm
Thông tư 38/2015/TT-BTC có hiệu lực. Trường hợp tờ khai phát sinh tại thời điểm
Thông tư 128/2013/TT-BTC có hiệu lực thì thủ tục hoàn thuế thực hiện theo quy
định của Thông tư 128.


Câu hỏi 37:

Thủ tục hoàn thuế cũng đã được cải tiến
theo thông tư 38, nhưng hiện nay chi cục vẫn thực hiện theo Thông tư 128 cũ. Đề
nghị Tổng cục hướng dẫn các Chi Cục thực hiện theo đúng Thông tư.

Trả lời:
Căn cứ Điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số
17/2008/QH12 quy định về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật thì:
“1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm
bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi
xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có
hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy
định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao
hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng
một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy
định của văn bản được ban hành sau.
4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không
quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với
hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.”
Căn cứ quy định nêu trên, thủ tục hoàn thuế thực hiện theo
Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 nêu tờ khai phát sinh tại thời điểm
Thông tư 38/2015/TT-BTC có hiệu lực. Trường hợp tờ khai phát sinh tại thời điểm
Thông tư 128/2013/TT-BTC có hiệu lực thì thủ tục hoàn thuế thực hiện theo quy
định của Thông tư 128.




Câu hỏi 38:

Đối với hàng tạm nhập tái xuất: nếu DN
nhập về và tái xuất trong vòng 365 ngày thì sẽ được hoàn thuế nhập khẩu, nhưng
một số DN do có một số lý do khách quan không thể tái xuất kịp trong thời gian
đó, và vẫn phải chịu thuế nhập khẩu, đến khi DN muốn tái xuất lô hàng đó ra nước
ngoài thì lại phải chịu thuế xuất khẩu như vậy sẽ gây khó khăn cho DN. 

Trả lời:
Theo quy định tại khoản 8 Điều 114 Thông tư số
38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 thì các trường hợp hàng hoá nhập khẩu nhưng phải
tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái
xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra
nước ngoài; trừ trường hợp xuất vào Khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương
mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của
Bộ Tài chính) được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng
hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu. Đối với các trường hợp
quá 365 ngày phải báo cáo Bộ Tài chính xem xét xử lý từng trường hợp cụ thể.
Vì vậy, trường hợp doanh nghiệp tái xuất hàng hóa quá 365
ngày thì phải nộp thuế XK theo quy định. Doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan Hải
quan địa phương nơi làm thủ tục để báo cáo TCHQ trình Bộ Tài chính xem xét từng
trường hợp. Sau khi Bộ Tài chính có văn bản về việc không thu thuế xuất khẩu,
doanh nghiệp được hoàn lại số tiền thuế xuất khẩu đã nộp.

 

Câu hỏi 39:

Đề nghị hướng dẫn thủ tục hoàn thuế, miễn
truy thu thuế đối với nguyên liệu gia công bị hủy hoại do sự cố thiên tai hỏa
hoạn. 

Trả lời:
Trường hợp nguyên liệu nhập khẩu
theo hợp đồng gia công bị thiệt hại toàn bộ, không còn giá trị sử dụng do thiên
tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 5
Điều 107 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì được
miễn thuế nhập khẩu, không thu thuế GTGT khâu nhập khẩu. Hồ sơ, thủ tục xét miễn
thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 108, 109 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

No comments:

Post a Comment

Thanks for comments on this blog, we will answer you as soon as possible