Tuesday, November 29, 2016

ý kiến trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp về thông tư 38-2015-BTC - Phần 20

TỔNG HỢP Ý KIẾN TRẢ LỜI CÁC KIẾN NGHỊ


CỦA DOANH NGHIỆP THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

1.2. Liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành, cơ quan khác:

 

Về hồ sơ thanh khoản

Câu hỏi
46:

Hồ sơ thanh khoản để hoàn thuế, không thu thuế đối với hàng xuất nhập khẩu: DN nộp hồ sơ hoàn thuế nhập
khẩu nhưng khoảng 60 ngày sau mới có quyết định hoàn thuế. DN phải mất thời gian  đi lại để bổ sung chứng từ cho cơ quan Hải quan. Kiến nghị: cán bộ HQ (người  trực tiếp nhận hồ sơ của DN) phải là người có năng lực, hiểu biết về tin học,  phải tập trung để hoàn thiện sớm hồ sơ cho DN. Cần chứng từ gì thì yêu cầu DN bổ
sung luôn, tránh để DN đi lại nhiều lần.

Trả lời:
Khoản 7 Điều 129 Thông tư số  38/2015/TT-BTC quy định thời hạn giải quyết  hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế thuộc diện hoàn thuế, không thu thuế trước kiểm  tra sau.
Khoản 10 Điều 129 Điều 129 Thông  tư số 38/2015/TT-BTC quy định: Quá thời hạn nêu trên, nếu việc chậm ra quyết  định hoàn thuế, không thu thuế do lỗi của cơ quan Hải quan thì ngoài số tiền  thuế phải hoàn, cơ quan Hải quan còn phải trả tiền lãi tính từ ngày cơ quan Hải  quan ra  quyết định hoàn thuế đến ngày cơ quan Hải quan ban hành quyết định hoàn thuế.
Để xử lý vướng mắc về thời hạn  hoàn thuế, không thu thuế, Bộ Tài chính đã có công văn số 13834/BTC-TCHQ ngày  5/10/2015 hướng dẫn thực hiện.
Đề nghị Công ty căn cứ quy định  nêu trên để thực hiện.

 

Câu hỏi
47:

Hồ sơ thanh khoản (đề  nghị không thu thuế NK đối với nguyên liệu SXXK) đã nộp từ đầu tháng 03/2015
nhưng đến nay vì một số lý do chưa xử lý xong. Tuy nhiên hiện tại TCHQ đã áp  dụng Thông tư 38 và bãi bỏ thông tư cũ, mà thời hạn ân hạn 275 ngày đã hết và  sắp bị cưỡng chế thuế. Vậy không biết hướng xử lý sẽ như thế nào?

Trả lời:
- Về vấn đề cưỡng chế thuế trong  thời gian chờ thanh khoản: Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 129 Thông tư số  38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì: “Đối với hàng hóa nhập khẩu  để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm  tài chính, người nộp thuế nộp hồ sơ không thu thuế nhập khẩu tương ứng với các tờ khai hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong năm tài chính cho cơ quan Hải quan”.
Theo quy định trên được hiểu  không phải đến ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp mới  nộp hồ sơ không thu thuế để quyết toán thuế mà trong khoảng thời gian “chậm nhất  là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính” doanh nghiệp có quyền chủ động  nộp hồ sơ không thu thuế để quyết toán thuế đối với tờ khai nhập khẩu nguyên  liệu, vật tư đã đưa vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm để đảm bảo không bị nợ  thuế quá hạn.

 

Về bảo lãnh thuế:

Câu hỏi 48:


Cách hiểu về làm bảo lãnh thuế NK đối với hàng đặc biệt (An ninh quốc phòng) giữa cán bộ HQ của các chi cục chưa đồng nhất làm ảnh hưởng tới quá trình thông quan hàng hóa của DN. Cần có công  văn hướng dẫn cụ thể.

Trả lời:
Theo quy  định tại điểm đ khoản 1 Điều 34 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ  Tài chính thì một trong các trường hợp hàng hóa được thông quan là:
“... đ) Hàng hóa xuất khẩu, nhập  khẩu chưa nộp thuế, trong thời gian chờ làm thủ tục xét miễn, miễn thuế, không thu thuế được thông quan trong trường hợp sau:
đ.1) Hàng hóa phục vụ trực tiếp  an ninh, quốc phòng, nộp đủ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường  và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật (nếu có)...”.
Theo đó, thời hạn nộp thuế đối  với các khoản thuế phải nộp (thuế TTĐB, thuế BVMT và các khoản thuế khác theo  quy định của pháp luật nếu có) thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều  42 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1  Luật số 21/2012/QH13 (phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng. 

Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan  hoặc giải phóng hàng nhưng phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày được thông quan  hoặc giải phóng hàng đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể  từ ngày đăng ký tờ khai hải quan).
Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu  thực hiện theo quy định. Trường hợp có vướng  mắc, đề nghị có văn bản gửi về Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn thực hiện.

 

Về gia hạn nộp thuế

Câu hỏi 49:

Hàng SXXK công ty chúng tôi đã nhập về và  được phép sản xuất xuất khẩu trong vòng 275 ngày, tuy nhiên do kinh tế thế giới  nói chung bị trì trệ và ảnh hưởng đến việc xuất khẩu. Vì vậy khách nước ngoài  xin lùi thời gian nhập hàng, dẫn đến vượt quá ngày quy định. Chi cục Hải quan áp  mức thuế phải nộp đối với lô hàng chưa xuất khẩu được. Chi cục hải quan cần xem  xét từng hồ sơ cụ thể, không nên áp chung như các hồ sơ khác. Đối với hồ sơ đơn  vị gửi đến xin gia hạn, nếu DN đã có thỏa thuận bằng hợp đồng hoặc biên bản làm  việc với bên nhập hàng nước ngoài rồi thì cần xem xét và gia hạn cho DN để DN  vượt qua áp lực khó khăn về tài chính.

Trả lời:
1. Theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số  12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 và điểm đ.2 khoản 1 Điều 42 Thông tư số  38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì: “Người nộp thuế đáp ứng đủ  các điều kiện được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày nhưng xuất khẩu sản phẩm  ngoài thời hạn quy định do chu kỳ sản xuất, dự trữ dài hơn 275 ngày hoặc do phía  khách hàng hủy hợp đồng hoặc kéo dài thời gian giao hàng được gia hạn thời hạn  nộp thuế theo quy định tại Điều 135 Thông tư này”.
Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền thực hiện theo quy định tại
Điều 135 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Đề nghị doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải  quan nơi đăng ký tờ khai để được xem xét gia hạn nộp thuế theo quy định.
2. Hiện nay, theo dự thảo của Luật sửa đổi, bổ sung Luật  thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đang trình Quốc hội thông qua (dự kiến có hiệu  lực thi hành từ ngày 01/07/2016) thì đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để  sản xuất hàng xuất khẩu thuộc diện được miễn thuế.



Câu hỏi 50:
Các DN thực hiện tốt pháp luật về
thuế Hải quan nên được gia hạn thời gian nộp thuế với các loại nguyên liệu nhập
khẩu để sản xuất lên 1 tuần hoặc 1 tháng để DN có thời gian chuẩn bị mà vẫn có
hàng để phục vụ sản xuất, tránh những chi phí tăng thêm do phải nhập dự trữ để
tồn kho tại DN dẫn đến đẩy giá thành sản xuất tăng, giảm sự cạnh tranh với hàng
tương ứng trong khu vực. Còn với những DN thực hiện pháp luật về thuế - hải quan
kém thường xuyên vi phạm hoặc có hành vi trốn thuế thì thực hiện nộp thuế trước
- thông quan sau là hợp lý.. 

Trả lời:

1. Theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015
và điểm đ.2 khoản 1 Điều 42 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài
chính thì: “Người nộp thuế đáp ứng đủ các điều kiện được áp dụng thời hạn nộp
thuế 275 ngày nhưng xuất khẩu sản phẩm ngoài thời hạn quy định do chu kỳ sản
xuất, dự trữ dài hơn 275 ngày hoặc do phía khách hàng hủy hợp đồng hoặc kéo dài
thời gian giao hàng được gia hạn thời hạn nộp thuế theo quy định tại Điều 135
Thông tư này”.

Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Điều 135 Thông tư
38/2015/TT-BTC.

Đề nghị doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai
để được xem xét gia hạn nộp thuế theo quy định.

2. Hiện nay, theo dự thảo của Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu đang trình Quốc hội thông qua (dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2016) thì đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
thuộc diện được miễn thuế.

 


Câu hỏi 51:
Cần thống nhất giữa các đơn vị cấp
danh mục và đơn vị làm thủ tục thông quan về thủ tục miễn thuế nhập khẩu đối với
thiết bị thuộc dự án đầu tư được miễn thuế.

Trả lời:

Do nội dung câu hỏi của doanh nghiệp không
rõ nên Tổng cục Hải quan không có cơ sở để trả lời cụ thể. Tuy nhiên, nội dung
về đăng ký danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu miễn thuế, hồ sơ, thủ tục miễn thuế
đã được quy định cụ thể tại Điều 104, Điều 105 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày
25/3/2015 của Bộ Tài chính. Theo đó, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố đều áp
dụng thống nhất khi thực hiện đăng ký Danh mục miễn thuế và thực hiện thủ tục
miễn thuế.

 

Các vướng mắc khác về thuế XNK:

Câu hỏi

52:


Theo khoản 2 điều 1 thông tư 26/2/15/tt-BTC bổ sung khoản 3a vào điều 4:
máy móc thiết bị chuyên dùng cho phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc nhóm đối
tượng không chịu thuế GTGT. Như vậy phụ tùng thiết bị công ty chúng tôi nhập
khẩu như: khay gieo mạ, cần, củ hút, pittong, đầu bát sen,đầu ra thuốc sâu…của
bình phun thuốc trừ sâu có thuộc nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT không?

Trả lời:

Về vướng
mắc thuế giá trị gia tăng đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất
nông nghiệp, Bộ Tài chính đã có công văn số 12848/BTC-CST ngày 15/09/2015 hướng
dẫn các Cục Thuế, Cục Hải quan địa phương thực hiện. Đề nghị đơn vị nghiên cứu
nội dung công văn số 12848/BTC-CST để thực hiện. Trường hợp có vướng mắc khác
ngoài nội dung được hướng dẫn tại công văn số 12848/BTC-CST, đề nghị liên hệ
Tổng cục Thuế để được giải đáp.


Câu hỏi

53:


Công văn 19128/BTC-TCHQ
ngày 30/12/2014 của Bộ Tài chính về xử lý thuế hàng XK nhưng tái xuất quá 365
ngày không thực hiện hoàn thuế đối với các mặt hàng rượu, bia, thuốc là và gỗ
XNK sau đó tái xuất, nhưng quá thời hạn 365 ngày kể từ ngày nhập khẩu. Trong lúc
thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của bộ tài chính không quy định theo mục
4, điều 114,khoản 8 điểm B. Kính đề nghị BTC hủy công văn 19128/BTC-TCHQ để gỡ
vướng cho DN, mặt hàng gỗ hiện tại đã không xuất khẩu được, lại còn rớt giá, DN
đã khó khăn, lại càng khó khăn hơn khi phải thực hiện công văn 19128. Khách hàng
nước ngoài sẽ ép giá khi họ biết quy định này. Thử hỏi nhà nước lợi, DN lợi hay
khách hàng nước ngoài lợi?

Trả lời:
Bộ Tài
chính đã ban hành công văn số 19128/BTC-TCHQ ngày 30/12/2014 yêu cầu: “Các Cục
Hải quan tỉnh, thành phố không thực hiện hoàn thuế đối với mặt hàng rượu, bia,
thuốc lá, gỗ nhập khẩu sau đó tái xuất quá 365 ngày kể từ ngày nhập khẩu” nhằm
tăng cường công tác quản lý, hạn chế nguy cơ rủi ro về buôn lậu, gian lận thương
mại và đúng thẩm quyền được giao. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng đối với
trường hợp doanh nghiệp mở tờ khai theo loại hình nhập khẩu kinh doanh để tiêu
thụ nội địa nhưng sau đó xuất khẩu kinh doanh sang nước thứ ba. Đối với các
trường hợp khác vẫn thực hiện theo quy định hiện hành tại Thông tư
128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 (nay là Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015).




Câu hỏi 54:

Đề nghị không áp giá hoặc kiểm tra giá khi
hàng hóa có thuế NK bằng"0".

Trả lời:
Căn cứ quy
định tại khoản 1 Điều 23 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì căn cứ thông báo kết quả
phân luồng tờ khai hải quan của Hệ thống, quyết định của Chi cục trưởng Chi cục
Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng
hóa, thông tin khai hải quan, thông tin chỉ dẫn rủi ro trên Hệ thống, công chức
hải quan thông báo cho người khai hải quan thông qua Hệ thống về việc nộp, xuất
trình một đến toàn bộ chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và thực hiện kiểm tra chi
tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa.
Căn cứ vào quy định nêu trên thì
việc kiểm tra trị giá hải quan là một khâu trong kiểm tra chi tiết hồ sơ hải
quan, trên cơ sở thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan của Hệ thống,
quyết định của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc Chi cục
Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa, thông tin khai hải quan, thông tin chỉ
dẫn rủi ro trên Hệ thống.

 

Câu hỏi 55:

DN thường
xuyên phải tham vấn thuế và kiểm tra sau thông quan cho các lô hàng tương tự
nhau. Mặc dù DN đã xuất trình đầy đủ, giấy tờ để chứng minh tính trung thực khi
khai báo nhưng Hải quan vẫn không chấp nhận. DN đề xuất Hải quan chỉ tham vấn
một lần cho các lô hàng có các mặt hàng giống nhau của cùng một nhà cung cấp
trong một khoảng thời gian nhất định (01 năm) và đưa ra văn bản để DN không phải
tham vấn nhiều lần.
 

Trả lời:
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 25 Thông tư số
38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 thì

người khai hải quan được yêu cầu tham vấn một lần nếu đáp ứng đầy đủ các điều
kiện như: (1) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cùng hợp đồng mua bán, được
xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo nhiều chuyến khác nhau; (2) Thông tin, dữ liệu
để kiểm tra, xác định trị giá hải quan không thay đổi; (3) Người khai hải quan
có văn bản đề nghị tham vấn một lần, trong đó nêu rõ cam kết sử dụng kết
quả tham vấn cho các lần xuất khẩu hoặc nhập khẩu tiếp theo. Kết quả tham vấn
một lần được sử dụng cho các lần xuất khẩu hoặc nhập khẩu tiếp theo nếu trị giá
hải quan sau khi tham vấn phù hợp với thông tin, dữ liệu để kiểm tra, xác định
trị giá hải quan hàng hóa đang xác định trị giá.

 

3. Các vướng mắc thuộc lĩnh vực KTSTQ
(06 câu hỏi)

Câu hỏi 1:


Việc cơ quan Hải quan
truy thu thuế của các năm trước rất không hợp lý, để mấy năm mới KTSTQ nên gây
khó khăn cho Doanh nghiệp, vì hàng bán ra quá nhiều, dẫn đến lỗ vốn cho doanh
nghiệp. Kiến nghị chỉ tiếp tục tính thuế cho các
lô hàng tiếp theo, nêu không thì khai báo lô
hàng nào, tiến hành kiểm tra luôn lô hàng đấy.

Trả lời:

Khoản 1 Điều 77, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 quy định: “Kiểm tra sau thông
quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với hồ sơ hải quan... sau
khi hàng hóa đã được thông quan”

Khoản 3 Điều 77, Luật Hải quan quy định: “Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05
năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan”.
Trên cơ sở quy
định pháp luật và thực tế hồ sơ hải quan, cơ quan Hải quan sẽ tiến hành KTSTQ
theo đúng thẩm quyền quy định.
Đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu thuộc các trường hợp
được quy định tại Khoản 3, Điều 33, Nghị định 83/2013/NĐ-CP thì bị cơ
quan Hải quan ấn định thuế. Nếu quá thời hạn ấn định thuế thì người nộp thuế vẫn
phải nộp đủ số tiền thuế thiếu được quy định tại Khoản 3, Điều 110, Luật Quản lý
Thuế.

 

Câu hỏi 2:


Cần thay đổi phương pháp
làm việc, tránh mất thời gian cho doanh nghiệp. Bộ phận kiểm tra sau thông quan
làm công văn và doanh nghiệp sẽ trả lời bằng công văn, không cần doanh nghiệp
phải đến trực tiếp tránh mất thời gian của doanh nghiệp (mất cả 2-3 buổi ngồi
tại cơ quan Hải quan).

Trả lời:
Trường hợp doanh nghiệp hỏi là
kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan Hải quan. Theo quy định về thời gian
làm việc tại


Khoản 1, Điều 79 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 về thời gian kiểm tra sau thông
quan tại trụ sở cơ quan Hải quan thì thời gian kiểm tra được xác định trong
quyết định kiểm tra, nhưng tối đa là 05 ngày làm việc.
Tại Điểm 3, Điều 142, Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định:
“Người khai hải quan có nghĩa vụ cung cấp xuất trình hợp đồng mua bán hàng
hóa... liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và có trách nhiệm giải trình những
nội dung liên quan; cử đại diện có thẩm quyền đến làm việc với cơ quan Hải quan
theo Quyết định kiểm tra”.


Căn cứ quy định pháp luật, tài liệu
cung cấp, nội dung làm việc và yêu cầu giải trình để Cơ quan Hải quan lựa chọn
phương pháp làm việc phù hợp.

 


Câu hỏi 3:
Vui lòng cho biết thêm thông tin và
cách đăng ký để trở thành doanh nghiệp ưu tiên.

Trả lời:

Điều kiện để trở thành doanh nghiệp ưu tiên được quy định chi tiết tại Điều 12
đến Điều 17 Chương III Thông tư 72/2015/TT-BTC ngày 12/05/2015 quy định áp dụng
chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp.

Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên: được quy định chi tiết tại Điều 11
Khoản 1 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định chi tiết và biện pháp
thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải
quan; Điều 18 Thông tư 72/2015/TT-BTC ngày 12/05/2015 quy định áp dụng chế độ ưu
tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được tham vấn theo đề nghị của doanh nghiệp có văn bản mong muốn
được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên được quy định tại Điều 3 Quy trình thẩm
định điều kiện công nhận doanh nghiệp ưu tiên, áp dụng chế độ ưu tiên, quản lý
doanh nghiệp ưu tiên (ban hành kèm theo Quyết định số 2659/QĐ-TCHQ ngày
14/9/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan).





Câu hỏi
4:
Lập và lưu trữ chứng từ hạch toán kế
toán theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán và nguyên tắc
quy định tại Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về
những chứng từ này.


Trả lời:

- Điều 60, Thông tư 38/2015/TT-BTC đã quy định chi tiết việc lập và lưu
trữ chứng từ hạch toán kế toán theo các quy định của Chế độ kế toán, kiểm toán
do Bộ Tài chính ban hành.


- Việc lập và lưu trữ chứng từ hạch toán kế toán tại doanh nghiệp được thực hiện
theo chế độ kế toán, kiểm toán tại từng thời điểm do Bộ Tài chính ban hành đáp
ứng được yêu cầu về quản lý của doanh nghiệp.

- Cụ thể, đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu quy định tại Luật Kế toán
2003, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Thông tư 200/2015/TT-BTC và Quyết
định số  48/2006/QĐ-BTC về chế độ kế
toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.


 

Câu hỏi


5:


Kiểm tra sau thông quan
kiểm tra cả các tờ khai đã được kiểm tra thực tế, giám định tại Chi cục mở tờ
khai. Kiến nghị loại bỏ KTSTQ các tờ khai đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục.


Trả lời:
Kiểm tra sau thông quan được quy định tại Điều
77 Luật Hải quan số 54/2014/QH13, theo đó:
Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với
hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ
liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần
thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan. Việc kiểm tra sau
thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ
mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan Hải quan; đánh giá
việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan
đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan”.
Theo đó, việc kiểm tra thực tế hàng hóa chỉ là một phần
trong công tác kiểm tra sau thông quan nên không thể loại bỏ các tờ khai đã được
kiểm tra thực tế trong công tác kiểm tra sau thông quan.




Câu hỏi


6:
Thủ tục sau thông quan kéo dài, cần rút ngắn thời gian, có thể cho doanh
nghiệp chuẩn bị trước các biểu câu hỏi.



Trả lời:
Mục tiêu tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, Luật Hải quan 2014 đã và các văn
bản hướng dẫn đã quy định thủ tục kiểm tra sau thông quan cụ thể:
- Thời gian thực hiện thủ tục
sau thông quan tại trụ sở cơ quan Hải quan được quy định tại Điều 79 Luật Hải
quan số 54/2014/QH13, Điều 97 Nghị định 08/2013/NĐ-CP, Điều 142 Thông tư
38/2015/TT-BTC.
- Thời gian thực hiện thủ tục
sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan được quy định tại Điều 80, Luật
Hải quan số 54/2014/QH13, Điều 98 Nghị định 08/2013/NĐ-CP, Điều 143 Thông tư
38/2015/TT-BTC.
Cơ quan Hải quan căn cứ quy định
pháp luật thực hiện đúng quy định thời hạn kiểm tra sau thông quan theo Luật Hải
quan 2014, Nghị định 08/2013/NĐ-CP và Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Trên cơ sở các nội dung kiểm
tra, phạm vi kiểm tra của công tác kiểm tra sau thông quan, hồ sơ thực tế từng
vụ việc để cơ quan Hải quan quyết định tiến hành cách thức kiểm tra, nội dung
phỏng vấn... để đảm bảo hiệu quả công việc và đúng quy định của pháp luật về
thời gian, thủ tục.

No comments:

Post a Comment

Thanks for comments on this blog, we will answer you as soon as possible