Saturday, November 26, 2016

ý kiến trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp về thông tư 38-2015-BTC - Phần 14

TỔNG HỢP Ý KIẾN TRẢ LỜI CÁC KIẾN NGHỊ


CỦA DOANH NGHIỆP THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

1.2. Liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành, cơ quan khác:
Câu hỏi 81: Đối với mặt hàng cá tra là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, tại sao cần phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu tại Hiệp hội Cá tra Việt Nam?


Trả lời:
Việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu tại Hiệp hội cá tra Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ.





Câu hỏi 82:
Khi nhập khẩu hàng có sử dụng pallet gỗ dán (plywood), nhà xuất khẩu có cần văn bản chứng minh đặc tính của pallet đó là pallet gỗ dán hay không?


Trả lời:
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, văn bản chứng minh đặc tính sản phẩm, hàng hóa không phải là chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan.




Câu hỏi 83:

Hiện tại công ty chúng tôi phải mua nguyên liệu đá về chế biến, việc đòi hỏi nhà cung cấp phải cấp nhiều tờ giấy phép khai thác khoáng sản gặp rất nhiều khó khăn. Thời điểm mua hàng họ chỉ cung cấp cho vài tờ. Trong quá trình sản xuất và xuất khẩu có thể kéo dài và xuất khẩu rất nhiều đợt (nhiều TK). Nếu mỗi TK đều phải nộp bản sao y công chứng các loại giấy tờ thì rất khó khăn cho DN. Nhiều khi hóa đơn mua hàng (hàng nhập kho) vẫn còn nhưng ko thể sử dụng cho việc xuất khẩu vì không có đủ bản sao Giấy phép khai thác để nộp kèm hồ sơ.

- Muốn xuất
khẩu nguyên liệu thành phẩm để sản xuất gốm sứ (đất - men), HQ yêu cầu giấy phép khai thác khoáng sản - GCNĐT - bảng phân tích. Như vậy không phù hợp với nguyên liệu này vì đất được phối trộn bởi nhiều nguyên liệu: Cao Lanh - Phong hóa - Trường thạch - kè - đất sét trắng - hóa chất v.v… Men cũng vậy, gồm nhiều sản
phẩm phối trộn với nhau.


Trả lời:
Nội dung này được quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BXD ngày 20/9/2012 của Bộ Xây dựng. Đề nghị doanh nghiệp trao đổi với Bộ Xây dựng để được hướng dẫn cụ thể.





Câu hỏi 84:
Giấy phép nhập khẩu tiền chất của BCT khi DN nhập khẩu những tiền chất sử dụng trong sản
xuất vì lượng nhập khẩu trong 1 năm là liên tục với số lượng nhiều nên đã xin cấp GPNK tiền chất có thời hạn trong 6 tháng nhưng cán bộ HQ lại đòi giấy phép cho từng lần nhập khẩu.


Trả lời:
Căn cứ số lượng được Bộ Công thương cấp trên Giấy phép nhập khẩu, Chi cục Hải quan thực hiện lập phiếu theo dõi trừ lùi và không yêu cầu xuất trình giấy phép cho các lô hàng tiếp theo của Công ty. Đề nghị doanh nghiệp phản ánh cụ thể Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục để Tổng cục Hải quan có văn bản chấn chỉnh.



Câu hỏi 85:
Ngoài cơ quan
HQ, DN còn gặp khó khăn khác với cơ quan biên phòng tại các cửa khẩu. như phải cung cấp các giấy tờ cho cơ quan biên phòng kiểm tra như hóa đơn, hợp đồng mua bán, đòi bốc dỡ để kiểm tra hàng hóa…mặc dù các thủ tục này đã được kiểm tra bởi HQ.


Trả lời:
Theo quy định, cơ quan Hải quan là lực lượng kiểm tra và làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cửa khẩu. Đề nghị doanh nghiệp nêu cụ thể đơn vị biên phòng để Tổng cục Hải quan có văn bản kiến nghị, phản ánh vụ việc.



Câu hỏi 86:
Thời hạn của chứng thư quá ngắn. Đối với DN nhỏ, khoảng cách thời gian giữa 2 lần nhập khẩu
là rất lâu. 2,3 năm mới có lặp lại đơn hàng giống nhau, 1 lần nhập là 1 lần đi giám định nên mất thời gian cũng như chi phí


Trả lời:
Việc quy định thời hạn chứng thư đối với các hàng hóa nhập khẩu thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành quản lý. Đề nghị doanh nghiệp liên hệ với các Bộ, ngành quản lý trực tiếp để kiến nghị.





Câu hỏi 87:

DN nhập
khẩu một số mặt hàng hộp nhựa tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và phải xin công bố hợp quy cho các sản phẩm đó. Tuy đã có giấy hợp quy nhưng khi nhập khẩu vào lại bị đòi hỏi phải đi kiểm tra để có giấy xác nhận hàng đủ điều kiện nhập khẩu. Hiện DN thấy thủ tục này hơi chồng chéo do vừa phải xin giấy công bố hợp quy,
lại phải xin giấy xác nhận đủ điều kiện NK. Trong khi đó chi phí làm 2 thủ tục này cũng khá lớn.


Trả lời:

Doanh
nghiệp không nêu cụ thể tên mặt hàng và việc công bố hợp quy thực hiện tại cơ quan nào nên Tổng cục Hải quan chưa đủ cơ sở để hướng dẫn.
Hiện nay, đối với mặt hàng hộp nhựa tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, doanh nghiệp phải thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của liên Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương.





Câu hỏi 88:

Hiện nay công ty đang gặp phải các khó khăn về chính sách và thủ tục HQ trong việc  khẩu mặt hàng phân bón. DN hoàn toàn đồng ý với chính sách kiểm soát chặt chẽ mặt hàng phân bón trong trường hợp NK, tuy nhiên đối với XK, một số quy định về kiểm định chất lượng lô hàng còn chồng chéo, không tạo được thuận lợi cho DN trong việc XKHH.


Trả lời:

Theo quy định tại Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30/9/2014 của Bộ Công thương, trường hợp xuất khẩu phân bón (vô cơ hoặc hữu cơ), ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định, doanh nghiệp phải nộp thêm bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có ngành nghề phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp; Bản sao chứng thực Giấy phép sản xuất phân bón (đối với phân bón hữu cơ); phiếu kết quả thử nghiệm chất lượng lô phân bón xuất khẩu phù hợp với quy định của hợp đồng xuất khẩu do Phòng thử nghiệm phân bón được chỉ định cấp hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm/Giấy chứng nhận do một tổ chức thử nghiệm hoặc tổ chức chứng nhận phân bón của nước ký kết Hiệp định/Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Arrangements/Agreements-MRA) với Việt Nam cấp trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra chất lượng của tổ chức, cá nhân nước nhập khẩu. Do vậy, về cơ bản, thủ tục xuất khẩu mặt hàng phân bón đơn giản, không phức tạp. Đề nghị doanh nghiệp nêu cụ thể vướng mắc để Tổng cục Hải quan có văn bản kiến nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn/ Bộ Công thương có phương thức xử lý.



Câu hỏi 89:

Danh mục hàng hóa XK, NK theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ, Cơ quan ngang bộ tản mạn, khó tìm. Ví dụ như việc thực hiện Thông tư 44/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2013 về quy định kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu đã làm tăng thêm thời gian, thủ tục và chi phí rất lớn cho DN. Hoặc trước khi
đăng ký tờ khai phải có khai báo hóa chất của Bộ Công thương. Cần bỏ vì khai báo hóa chất không có tác dụng gì chỉ làm tăng thêm chi phí cho DN. Kết quả khai báo hóa chất bản gốc phải được nộp ngay khi làm thủ tục HQ. Thông thường chúng tôi nhập khẩu hàng bồn từ Thái Lan. Thời gian tàu chạy từ Thái Lan về Việt Nam khoảng 3 ngày. Do đó, chúng tôi gặp khó khăn trong việc có kết quả KBHC kịp thời.


Trả lời:
Hiện tại, Bộ Tài chính đang trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án Nâng cao hiệu lực, hiệu quả đối với hoạt động kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu, theo đó, kiến nghị Bộ, ngành rà soát
lại Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành cũng như hoàn thiện quy trình thủ tục để giảm thời gian thông quan, chi phí cho doanh nghiệp.



Câu hỏi 90:

DN chúng tôi NK sản phẩm  bột sữa non (chế phẩm từ bò), khi làm thủ tục NK, cơ quan HQ yêu cầu xuất trình 2 loại giấy phép chuyên ngành: 1. Giấy đạt yêu cầu NK theo quy định ATTP; 2. Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật NK của Cục Thú Y. Như vậy có hợp lý không?


Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặt hàng “Sữa tươi, sữa chua, bơ, pho mát, sữa hộp, sữa bánh và các sản phẩm từ sữa” phải thực hiện
kiểm dịch động vật.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của liên Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương thì mặt hàng “sữa dạng bột” thuộc diện kiểm tra an toàn thực phẩm khi nhập khẩu.Do vậy, việc cơ quan Hải quan yêu cầu mặt hàng “bột sữa non (chế phẩm từ bò)” của Công ty khi nhập khẩu phải có 02 loại giấy chứng nhận kiểm dịch và chứng nhận an toàn thực phẩm là đúng với quy định.

No comments:

Post a Comment

Thanks for comments on this blog, we will answer you as soon as possible