Tuesday, November 29, 2016

ý kiến trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp về thông tư 38-2015-BTC - Phần 18

TỔNG HỢP Ý KIẾN TRẢ LỜI CÁC KIẾN NGHỊ


CỦA DOANH NGHIỆP THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

1.2. Liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành, cơ quan khác:


Về Mã HS


Câu hỏi 20:

Mã HS code
của nước XK cung cấp khác với mã HS code của nước NK sau khi có kết quả giám
định, xin hỏi thủ tục và trình tự xử lý như thế nào?


Trả lời:

Theo quy định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13, Nghị định 08/2015/NĐ-CP
ngày 21/01/2015, Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài chính thì
việc xác định mã số hàng hóa cho hàng hóa nhập khẩu phải căn cứ vào hồ sơ hải
quan, tài liệu kỹ thuật, các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính
năng, công dụng của hàng hóa xuát khẩu, nhập khẩu hàng hóa thực tế nhập khẩu,
kết quả phân tích giám giám định. Mã HS code của nước xuất khẩu không phải là
căn cứ pháp lý để xác định mã số cho hàng hóa nhập khẩu.


 


Câu hỏi 21:

Mã HS của một số mặt hàng, phụ tùng
khó xác định. Khi khai không đúng mã thì không được phản hồi lại ngay trên phần
mềm. Nên có quy định rõ hơn về mã số HS cho các mặt hàng khi khai sai có phản
hồi luôn trên hệ thống.


Trả lời:

Về hệ thống khai điện tử, hiện Tổng cục Hải quan sẽ
nghiên cứu để tối đã hóa hỗ trợ cho DN trong việc khai mã HS.



 


Câu hỏi 22:

Có một số mặt
hàng có mã HS được áp dụng trong nhiều năm với 1 mức thuế, sau đó biểu thuế mới
thay đổi thì lúc này mã HS lại được áp vào một mã mới, mà mã HS mới này thường
là có thuế suất cao. Cần thống nhất ổn định mã HS vì trước đây mã HS này đã được
hải quan và các kiểm tra viên áp dụng và đồng ý với DN trong 1 thời gian khá dài
(2,3 năm).
 


Trả lời:

Tổng cục Hải quan ghi nhận phản ánh của DN.

 

Về việc xác định trị giá hải quan


Câu hỏi 23:

Với loại hình phi mậu dịch, dữ liệu
giá do HQ đưa ra cho DN khi xây dựng giá không có cơ sở dữ liệu giá minh bạch
công khai để DN tự kiểm tra. Cần công khai và cập nhật dữ liệu giá do HQ quản
lý, có hướng dẫn rõ ràng cho các tổ chức, cá nhân truy cập được dữ liệu này.


Trả lời:
Các quy định về trị giá
hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số
39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thay thế Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày
15/12/2010 của Bộ Tài chính. Theo đó, trị giá hải quan hàng hóa nhập khẩu là giá
thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, và được xác định bằng cách áp
dụng lần lượt, trình tự các phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại
Thông tư này. Do vậy, việc phản ánh của doanh nghiệp là cơ quan Hải quan sử dụng
giá tối thiểu để tính thuế là không chính xác.
Về quyền tự khai của người
khai hải quan: Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày
25/3/2015 của Bộ Tài chính thì người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị
giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan quy
định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014, Nghị định số
08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước pháp luật về
tính chính xác, tính trung thực của các nội dung kê khai và kết quả tự xác định
trị giá hải quan. Như vậy, quyền tự khai, tự xác định trị giá là quyền của người
khai hải quan.



Câu hỏi 24:
DN là nhà phân phối độc quyền máy
phát điện tại thị trường Việt Nam, đã có nhiều hợp đồng số lượng vài trăm đến
1000 chiếc MPĐ ship từ UK đi các nước (không về Việt Nam). Do đó DN có được mức
giá rất tốt từ nhà sản xuất. DN nhập về VN lô hàng 72 MPĐ với mức giá tốt nhưng
lại bị áp trị giá tính thuế cao, mặc dù đã khai giá nhập đúng thực tế. Cơ quan
Hải quan lại chỉ căn cứ theo dữ liệu của Hải quan để áp trị giá tính thuế.Hải
quan cần kiểm tra kỹ lưỡng từng trường hợp để không áp trị giá oan cho DN.


Trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thì cơ sở dữ liệu
trị giá hải quan là căn cứ để đánh giá rủi ro về trị giá của hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư số 39/2015/TT-BTC thì
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham
chiếu là cơ sở để cơ quan hải quan so sánh, đối chiếu, kiểm tra trị giá
khai báo của người khai hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan
hoặc sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định, không sử dụng để áp
đặt trị giá hải quan.

Bên cạnh đó, các quy định về trị giá hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã
được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC, theo đó, trị giá hải quan
hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và
được xác định bằng cách áp dụng lần lượt, trình tự các phương pháp xác định trị
giá hải quan quy định tại Hiệp định trị giá WTO

Như vậy việc phản ánh của DN “Cơ quan Hải quan chỉ căn cứ theo dữ liệu của Hải
quan để áp trị giá tính thuế cao” là không chính xác.

 


Câu hỏi 25:
DN nhập khẩu thép có Bron mã 72279000
theo loại hình NKD thì phải kiểm tra giá nhưng DN không biết giá bao nhiêu thì
hợp lý. Cơ quan HQ cần thông báo rõ ràng giá NK bắt buộc hoặc công khai mức giá
NK để DN khai báo theo quy định, như vậy DN sẽ được rõ ràng hơn.

Trả lời:
Về
việc xác định trị giá hải quan: Các quy định về trị giá hải quan hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày
25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu, thay thế Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài
chính. Theo đó, trị giá hải quan hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính
đến cửa khẩu nhập đầu tiên, và được xác định bằng cách áp dụng lần lượt, trình
tự các phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Thông tư này. Do vậy,
việc phản ánh của doanh nghiệp là cơ quan Hải quan sử dụng giá tối thiểu để tính
thuế là không chính xác.
Về quyền tự khai của người
khai hải quan: Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày
25/3/2015 của Bộ Tài chính thì người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị
giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan quy
định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014, Nghị định số
08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung kê khai và kết quả
tự xác định trị giá hải quan. Như vậy, quyền tự khai, tự xác định trị giá là
quyền của người khai hải quan.
Về việc công khai cơ sở dữ
liệu trị giá: Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư số 39/2015/TT-BTC thì
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham
chiếu là cơ sở để cơ quan hải quan so sánh, đối chiếu, kiểm tra trị giá
khai báo của người khai hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan
hoặc sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định, không sử dụng để áp
đặt trị giá hải quan, được lưu hành nội bộ và sử dụng thống nhất
trong ngành Hải quan. Do vậy kiến nghị của Doanh nghiệp về việc công khai và
cập nhật cơ sở dữ liệu trị giá do hải quan quản lý là không phù hợp với quy định
tại khoản 2 Điều 22 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.


No comments:

Post a Comment

Thanks for comments on this blog, we will answer you as soon as possible